Có hiện tượng tư vấn "đi đêm" với nhà đầu tư Sở Tài nguyên và Môi trường vừa trình UBND TP.HCM phê duyệt Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn,ĐềánnàythôngquaTPHCMcócơsởcấpsổhồngchocănnhà kết quả bóng đá yokohama vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố”. Đề án này sẽ tập trung hệ thống các dự án bất động sản còn tồn đọng vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể, từ đó đề xuất hướng giải quyết theo từng nhóm vấn đề; không đề xuất xử lý các hồ sơ xác định giá đất cụ thể áp dụng theo Luật Đất đai 2024. Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có hàng trăm dự án bất động sản trong tình trạng “đóng băng” hoặc tạm dừng thủ tục pháp lý tiếp theo do công tác thẩm định giá đất bị chậm trễ, kéo dài. Hệ quả, các chủ đầu tư bất động sản không thể cung ứng sản phẩm nhà ở ra thị trường để hoàn vốn đầu tư, mất cân đối tài chính. Trong khi đó, những người đã mua nhà tại các dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai bức xúc vì chưa được cấp giấy chứng nhận. Theo Sở TN-MT TP.HCM, công tác định giá đất cho một dự án bắt đầu từ khâu lựa chọn đơn vị tư vấn. Tại thành phố có gần 100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động có chức năng thẩm định giá đất nhưng thực tế chưa đến 10 doanh nghiệp thực hiện công việc này. Rất nhiều hồ sơ dự án được chào thầu nhưng không có đơn vị nào tham gia. Những quy định chặt chẽ của Luật Đấu thầu cũng dẫn đến việc lựa chọn đơn vị định giá đất mất nhiều thời gian. Thêm nữa, chưa có chế tài đối với các doanh nghiệp có chức năng nhưng không tham gia định giá đất, dẫn đến thực tế có rất nhiều hồ sơ đã làm thủ tục mời thầu trên chục lần vẫn không tìm được đơn vị thẩm định. Sở TN-MT TP.HCM cho rằng, có hiện tượng một số đơn vị tư vấn “dễ làm, khó buông”, hiện tượng “đi đêm” với nhà đầu tư để nhận thêm phần thù lao thẩm định giá ngoài quy định của hợp đồng. Cơ sở để cấp sổ hồng cho hơn 80.000 căn nhà Trong 8 năm qua, Sở TN-MT đã tham mưu, trình và được UBND TP.HCM ban hành quyết định xác định giá đất cụ thể phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho hơn 500 dự án. Đối với dự án bất động sản, TP.HCM đã duyệt giá đất cho hơn 350 dự án. Nguồn thu từ tiền sử dụng đất thông qua công tác định giá đất của các dự án ước đạt 86.700 tỷ đồng, trung bình thu hơn 10.000 tỷ đồng/năm. Công tác định giá đất cụ thể là cơ sở để các chủ đầu tư dự án nhà ở hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai. Trên cơ sở đó, cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư và tiến tới cấp sổ hồng cho người mua nhà. Thời gian qua, thông qua công tác định giá đất, Sở TN-MT TP.HCM đã cấp 109.826 giấy chứng nhận, trung bình cấp 13.000 giấy chứng nhận/năm. Tuy vậy, số lượng hồ sơ dự án chưa định giá đất cụ thể tại TP.HCM còn tồn đọng rất lớn, ước khoảng 200 dự án với gần 80.000 căn nhà. Ngoài ra, có nhiều dự án nhà ở chưa triển khai hoặc đã triển khai nhưng chưa hoàn thiện pháp lý vì chưa được thẩm định giá đất. Quá trình xác định giá đất bị kéo dài nhiều năm làm tăng chi phí đầu tư, kéo theo giá bất động sản tăng, vượt quá khả năng chi trả của người dân có nhu cầu. Nguyên nhân chủ quan khiến cho khâu định giá đất bị đình trệ đó là cán bộ, công chức tham mưu xác định giá đất không dám tham mưu, đề xuất. Theo Sở TN-MT, công tác tham mưu định giá đất là công việc khá phức tạp, nhạy cảm. Thời gian qua, việc thanh kiểm tra, thậm chí điều tra các vụ việc liên quan đến công tác định giá đất khiến cho bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức lo ngại, không yên tâm công tác. Nếu được UBND TP.HCM phê duyệt, thời gian thực hiện đề án nói trên kể từ ngày được thông qua đến hết năm 2027.