Tại sao cảm xúc và suy nghĩ là hai thứ khó có thể tách rời?_tỷ số uae
![]() |
Khi đang có những suy nghĩ tiêu cực, bạn khó có thể suy nghĩ rành mạch. Ảnh:tVN. |
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về nhận thức, thời gian chúng ta thức khoảng 16 tiếng mỗi ngày, một nửa số đó, khoảng tám tiếng là tâm trí bị bận tâm bởi đủ loại suy nghĩ xao nhãng và không thể tập trung hoàn toàn vào hiện tại.
Những suy nghĩ trôi qua nhanh chóng và điên cuồng sẽ tự động lóe lên trong tích tắc, dẫn đến cảm xúc và hành động gần như xảy ra đồng thời. Vì vậy, nhiều người dễ lầm tưởng rằng cảm xúc hoặc hành động xuất hiện đột ngột trong khi bản thân không hề suy nghĩ về nó.
Ví dụ, khi nhìn thấy một đứa trẻ băng qua đường, chúng ta “nghĩ” thật nguy hiểm, Lúc đó tâm trạng sẽ cảm thấy hoảng loạn và cơ thể chúng ta tự động lao ra đỡ lấy đứa trẻ, cảm giác như mọi chuyện đang diễn ra cùng một lúc vì khoảng cách thời gian quá ngắn.
Suy nghĩ của con người cũng có xu hướng “xoay chiều nọ đổi chiều kia” trong chớp mắt, làm chúng ta mất tập trung và gây xao nhãng tinh thần nên quá trình nhận biết và đọc suy nghĩ đòi hỏi chúng ta phải thực hành liên tục như thể đang học chơi một loại nhạc cụ.
Quá trình đọc suy nghĩ giải thích một tình huống tiêu cực rất quan trọng, nhưng không dễ để nhận biết được những suy nghĩ đó ngay lập tức, vì vậy trước tiên bạn hãy tập xác định cảm xúc, đó là những tín hiệu từ tâm hồn và sử dụng nó làm đầu mối để truy tìm những suy nghĩ ẩn giấu đằng sau cảm xúc.
Lý do thứ hai khiến bước đọc suy nghĩ trở nên khó khăn bởi suy nghĩ và cảm xúc được liên kết và tương tác như thể chúng là một thể thống nhất. Đưa ra quyết định, thúc đẩy bản thân hướng tới mục tiêu và rèn luyện sức mạnh ý chí thường được coi là lĩnh vực của lý trí và tư duy, nhưng chúng là những hoạt động tinh thần không thể thực hiện được nếu không có tác động của cảm xúc.
Ngoài ra, vỏ não đai nằm giữa hệ viền, hệ thống thần kinh cảm xúc và hệ thống thần kinh suy nghĩ trong đại não, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự chú ý của chúng ta đến điều gì đó và mức độ chú ý đến đâu. Nó nói với bộ não lý trí rằng chúng ta nên quan tâm và cần chú ý đến “thông tin kích thích cảm xúc và chứa đựng cảm xúc” vì chúng rất quan trọng. Vì vậy, việc kiểm soát hướng chú ý và thay đổi hướng suy nghĩ có thể nói là một tác động mạnh mẽ của cảm xúc.
Suy nghĩ và cảm xúc không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau như một khối thống nhất mà còn ảnh hưởng lẫn nhau. Như đã thấy trước đó, những suy nghĩ thoáng qua có thể kéo theo những cảm xúc liên quan, nhưng ngược lại, cảm xúc cũng có thể quyết định dòng suy nghĩ và màu sắc tổng thể của suy nghĩ.
Ví dụ, khi chúng ta buồn vì chuyện nào đó, chúng ta chủ yếu có "những suy nghĩ tiêu cực" như mất mát hoặc tự công kích bản thân, và khi thiếu ngủ hoặc bực bội vì mệt mỏi, chúng ta cũng dễ bị cuốn vào “những suy nghĩ cáu kỉnh” dù chỉ vì những điều nhỏ nhặt, tầm thường.
Cũng giống như các video có nội dung tương tự, nhưng sẽ mang lại cảm giác hoàn toàn khác tùy thuộc vào nhạc nền hoặc màu sắc và giai điệu tổng thể, những cảm xúc tiêu cực có thể khiến dòng suy nghĩ trở nên tiêu cực hơn.
Những suy nghĩ chán nản dẫn đến những cảm xúc chán chường, ẩm ương, và những cảm xúc ẩm ương này khuyến khích những suy nghĩ chán nản nhiều hơn, cứ thế, chúng nhốt chúng ta vào một vòng luẩn quẩn khó thoát ra. lặp đi lặp lại vòng tuần hoàn như vậy, dần dần sẽ khiến cho suy nghĩ và cảm xúc trở thành một khối khó tách rời.
本文地址:http://vip.rgbet01.com/html/242b499504.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。