Khu dân cư Mỹ nơi mọi người lái máy bay thay ô tô đi làm_lịch đá bóng ngày hôm nay
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 00:50:54 评论数:
Sau Thế chiến II,âncưMỹnơimọingườiláimáybaythayôtôđilàlịch đá bóng ngày hôm nay những vùng ngoại ô mới với thiết kế thoáng đãng hơn ở Mỹ đã ra đời. Chúng vừa là nơi giải thoát khỏi nhịp sống đô thị đông đúc, vừa là chỗ lý tưởng để bắt đầu một cuộc sống mới, đặc biệt với những người sở hữu các phương tiện cá nhân.
Tuy nhiên, một vùng ngoại ô ở bang California còn "chơi trội" hơn thế, khi tạo ra một cộng đồng dân cư dành riêng cho các phi công và những người đam mê ngành hàng không. Tại đây, việc lái máy bay đi làm cũng… bình thường như lái ôtô.
Khu dân cư Cameron Airpark, nơi garage ôtô được dùng để đỗ máy bay. Ảnh: Daniel Kurywchak |
Đó là Cameron Airpark, khu đất nằm sát sân bay Cameron Park thuộc thành phố Sacramento. Được thành lập năm 1963, cùng thời điểm khánh thành sân bay, khu dân cư này hiện có khoảng 124 ngôi nhà và còn khoảng 20 lô đất trống. Các đoạn đường tại đây được nới rộng lên tới khoảng 30m, để các hộ dân có thể lái máy bay từ sân bay Cameron Park về thẳng nhà.
Trả lời phỏng vấn của trang tin Insider, Kevin Cooksy, quản lý khu dân cư, cho biết đường sá tại đây thậm chí còn rộng hơn cả đường băng tại sân bay, để cả máy bay và ôtô có thể đi ngược chiều nhau một cách an an toàn. Ngoài ra, các biển báo và hòm thư tại đây đều có chiều cao thấp hơn 1 mét để tranh bị cánh máy bay va quệt phải.
Từ vùng Bay Arena, phi công bán thời gian Burl Skaggs quyết định chuyển đến Cameron Airpark vào năm 2003, do nhận thấy chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn và cũng là nơi thoải mái hơn để đỗ chiếc máy bay của mình.
Đường chính tại khu dân cư Cameron Airpark còn rộng hơn cả đường băng sân bay Cameron Park. Ảnh: Sân bay Cameron Park |
Suốt 7 năm làm việc cho đến lúc nghỉ hưu, Burl thường xuyên di chuyển bằng máy bay đến công ty của mình ở tận thành phố Palo Alto. Ông cho biết thay vì phải mất từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng lái xe như trước kia, giờ đây ông chỉ cần ngồi máy bay từ 35 tới 40 phút là có thể đến nơi.
Kevin Cooksy cũng chuyển đến Cameron Airpark từ Bay Arena. Anh chia sẻ việc tiết kiệm hàng tiếng đồng hồ đi làm và có thể dành thời gian sinh sống tại vùng núi Sierra Nevada đã thu hút anh đến với khu vực này.
"Ở các sân bay thông thường, bạn phải đợi hàng tiếng để làm các thủ tục và kiểm tra an ninh. Còn ở đây, bạn chỉ cần mở garage, khởi động máy bay và lái nó xuống đường là đã có thể cất cánh", Daniel Kurywchak, người đã sinh sống tại Cameron Airpark được 5 năm, cho hay.
Dù vậy, Daniel cũng lưu ý rằng việc mua nhà ở đây là rất khó khăn: "Khi có căn nhà nào đó được rao bán, bạn phải mua ngay vì số lượng nhà rất ít. Chỉ còn một căn nhà duy nhất tại đây được rao bán trên mạng với giá khoảng 1,5 triệu USD.”
Thay vì ôtô, nhiều cư dân tại Cameron Airpark lái luôn máy bay đi làm. Ảnh: Sân bay Cameron Park |
Dù không phải cộng đồng duy nhất trên thế giới được hình thành xung quanh một sân bay, song nhiều người dân tại Cameron Airpark đều tin rằng khu dân cư này có những ý nghĩa rất đặc biệt.
“Khu vực này rất độc đáo, nó mang dáng dấp của một vùng ngoại ô chứ không phải một khu dân cư nào đó được hình thành tự phát xung quanh một đường băng sân bay”, Burl Skaggs chia sẻ.
Và đương nhiên, do phần lớn người dân ở Cameron Airpark đều có chung nghề nghiệp hoặc sở thích về hàng không và máy bay, nên các sự kiện cộng đồng tại đây cũng phần lớn mang những chủ đề tương tự. “Bạn có thể thấy phần lớn người tham dự đều là những phi công già từ thời chiến hay những chàng trai mới vào nghề, và tôi dám cá rằng mọi người sẽ chỉ chiêm ngưỡng những chiếc máy bay đang cất hoặc hạ cánh và bàn tán về nó”, Daniel Kurywchak tiết lộ.
Còn theo Julie Clark, một phi công trình diễn vừa nghỉ hưu và cũng là một trong những nữ phi công thương mại đầu tiên của Mỹ, có một sự gắn bó đặc biệt giữa các cư dân tại Cameron Airpark. “Hàng xóm của tôi còn biết về tôi nhiều hơn cả những gì tôi biết về chính mình”, bà Julie chia sẻ.
Các sự kiện cộng đồng tại Cameron Airpark đều tấp nập máy bay và những người đam mê hàng không. Ảnh: Daniel Kurywchak |
Tuy nhiên, không phải cư dân nào ở Cameron Airpark cũng sở hữu máy bay hay riêng có chung niềm đam mê với bầu trời.
Ông Burl ước tính, gần 50% người sinh sống tại đây chỉ là những người thích sưu tập xe hơi, bị thu hút bởi những căn garage đồ sộ. Và vì không phải dân hàng không, họ đôi khi còn phàn nàn về tiếng ồn của máy bay hay không muốn đóng góp vào việc bảo trì các tuyến đường chung.
Dù vậy, mọi người dân ở Cameron Airpark đều nỗ lực sống hòa thuận với nhau, và tuân thủ các quy tắc về tiếng ồn và giờ giới nghiêm.
Việt Anh
Thị trấn "'ma' phủ đầy tuyết trắng, tĩnh lặng như thời gian bị 'đóng băng'
Vorkuta từng là một trong những thị trấn giàu có của Liên Xô, được phát triển để phục vụ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.