Khi các nước hỗ trợ vaccine cho Việt Nam: Lời cảm ơn từ người vô danh_tỷ lệ kèo cái hôm nay

作者:Cúp C1 来源:La liga 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 06:04:56 评论数:

LTS: Những ngày qua,ácnướchỗtrợ vaccinechoViệtNamLờicảmơntừngườivôtỷ lệ kèo cái hôm nay Việt Nam đã liên tục nhận được sự hỗ trợ của các nước về vaccine phòng Covid-19 với con số cam kết lên tới hơn 6,5 triệu liều. Dưới đây là góc suy ngẫm của GS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Úc) về việc công dân tham gia ngoại giao vaccine.

{keywords}
Chính phủ Úc sẽ tặng cho Việt Nam 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca.

Chính phủ Úc vừa tuyên bố sẽ tặng cho Việt Nam 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca. Đây là món quà nằm trong chương trình giúp đỡ các nước trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương trong nỗ lực chống dịch Covid-19.

Tập đoàn CSL của Úc có hợp đồng với tập đoàn AstraZeneca sản xuất vaccine trong nước. Chính phủ Úc đã đặt 50 triệu liều vaccine AstraZeneca từ CSL, và tập đoàn này đang ngày đêm sản xuất cho đúng tiến độ.

Ngay từ tháng 6/2021, Úc đã dự kiến rằng số vaccine sản xuất trong nước và số vaccine mua từ nước ngoài (Pfizer, Moderna) sẽ làm cho Úc dư thừa vaccine. Khi được hỏi phải làm gì với số lượng vaccine thừa, Thủ tướng Scott Morrison cho biết là sẽ biếu tặng cho các nước láng giềng 20 triệu liều.

Số lượng vaccine Úc tặng cho Việt Nam rất quí báu và chí tình. Tuy nhiên, tôi nghĩ Úc vẫn có thể làm nhiều hơn đối với Việt Nam, nơi mà dịch đang bộc phát trở lại và đang gặp khó khăn về nguồn vaccine.

Do đó, tôi nghĩ là một công dân Úc gốc Việt, mình có thể giải thích thêm cho Chính phủ Úc hiểu tình trạng dịch hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là TPHCM. Tôi viết thư cho Thủ tướng Úc Scott Morrison và Bộ trưởng Bộ Thương mại, đầu tư và du lịch Úc Dan Tehan trước là cám ơn họ và Chính phủ Úc đã giúp Việt Nam, sau là đề nghị họ có thể hỗ trợ nhiều hơn. Tôi nghĩ, nếu được, các bạn tôi cũng có thể làm như vậy.

Tôi chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những nước được công nhận kiểm soát dịch Covid-19 khá tốt. Nhưng vài tuần vừa qua thì dịch bộc phát trở lại, và với biến thể mới, tình trạng lây lan khá cao. TPHCM, nơi là guồng máy kinh tế số 1 của cả nước nay thành 'ổ dịch' số 1. Số ca nhiễm ở TPHCM chiếm gần 50% tổng số ca nhiễm cả nước.

Các chuyên gia đều đồng ý rằng vaccine và các biện pháp y tế công cộng là cách kiểm soát dịch tốt nhất. Nhưng hiện nay, do thiếu vaccine, nên số người được tiêm 1 liều vaccine chưa đầy 4% dân số, và số người được tiêm 2 liều chưa đầy 0.3% dân số.

Tôi giải thích rằng hiện nay Việt Nam đã nhận được giúp đỡ từ Hoa Kỳ (2 triệu liều Moderna), Nhật (2 triệu liều AstraZeneca), và Úc (2 triệu liều AstraZeneca). Nhưng ngay cả với số lượng đó thì cũng không đủ.

Chính vì nhận thức được vấn đề nghiêm trọng ở TPHCM, nên Chính phủ Nhật đã tăng lượng vaccine tặng lên 3 triệu liều. Do đó, tôi nghĩ rằng Úc có thể tăng số liều vaccine cho Việt Nam.  

Bệnh truyền nhiễm không biết biên giới. Úc giúp Việt Nam cũng là một cách gián tiếp bảo vệ Úc.

Tôi cũng đã vận động được ít nhất 5 người bạn Úc trong ngành y tế cùng viết thư tương tự cho hai nhà lãnh đạo của Úc. Trong đó, có một anh bạn là giáo sư về miễn dịch học, một anh bạn chuyên ngành tim mạch từng có nhiều giúp đỡ cho Việt Nam trước. Anh 'tim mạch' này đề nghị hẳn con số 5 triệu liều.

Có lẽ, sẽ có không ít người nghĩ rằng, những cách lên tiếng như thế là vô vọng. Họ lí giải rằng, mình làm ngành gì thì cứ chăm chú vào ngành đó. Suy nghĩ này rất giống Hội chứng Đà Điểu ('chúi đầu vào cát'), không muốn nhìn thấy bất cứ cái gì khác. Nhưng ngoài chuyên môn, mỗi chúng ta còn là một công dân, một thành viên xã hội. Tôi nghĩ mỗi chúng ta có thể góp một tiếng nói để giúp cho cộng đồng.

Dù bạn có vị trí gì hay làm trong ngành nghề gì trong xã hội thì điều đó cũng không giới hạn bạn nói về vấn đề khác, nhất là khi bạn lên tiếng theo lương tâm mình mách bảo vì ý nghĩa cộng đồng.

Khi dịch Covid-19 xảy ra, không phải chỉ giới dịch tễ học hay y khoa chúng tôi mới có tiếng nói, mà tất cả các chuyên ngành khác như vật lí học, hoá học, toán học, xã hội học, kinh tế học, tâm lí học, kĩ thuật (engineering) đều hiệp lực phân tích vấn đề, ứng dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết vấn đề.

Sống trong một xã hội như ở Úc này, bất cứ ai cũng có quyền lên tiếng về một vấn đề mình quan tâm. Tiếng nói của mình có trọng lượng như thế nào thì có thể phụ thuộc vào vị trí xã hội của mình và nhiều yếu tố khác, nhưng nhiều tiếng nói thì nhà chức trách sẽ lắng nghe.

Vì vậy, tôi rất hi vọng các bạn ở Úc và Việt Nam có thể viết thư tới các dân biểu Úc hay cấp cao nhất là Thủ tướng và Bộ trưởng. Điều đó không có gì đáng xấu hổ cả và càng không nên nghĩ, nó là “bất khả thi”. Viết trước hết là cám ơn (và tôi biết người phương Tây rất trọng lời cám ơn), sau là nếu được thì khuyên họ hỗ trợ nhiều hơn.

Tôi nói với một anh bạn người Việt rằng, một lời cám ơn từ một người 'vô danh' có thể chưa đủ để họ lay động, nhưng nhiều lời cám ơn từ những người 'vô danh' thì họ sẽ động lòng.

Hàng trăm hay hàng ngàn lá thư như thế sẽ cho họ thấy người Việt mình biết ơn nghĩa ra sao.

Người Việt chúng ta có câu 'Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nạn mới hiểu bạn là ai'. Người Úc cũng có câu tương tự: 'thời gian khó khăn lúc nào cũng sẽ bộc lộ ai là bạn thật sự'. Úc đã từng giúp đỡ Việt Nam trong lúc kinh tế còn khó khăn, và cây cầu Mỹ Thuận là biểu tượng mạnh mẽ của tình hữu nghị đó. Hỗ trợ vaccine là một biểu tượng mới của tình hữu nghị Úc - Việt vậy.

 


Các bạn có thể tham khảo viết thư như tôi và các bạn tôi đã viết. Mỗi người có một cách bày tỏ lòng cám ơn và giải thích. Cần chú ý rằng ở phương Tây, người ta có cách viết đi thẳng vào vấn đề. Các bộ trưởng rất bận, họ có thể chỉ có thời gian để đọc câu văn đầu tiên để biết mình muốn nói gì, đừng làm phí thì giờ họ phải đọc đến cuối thư mới biết mình muốn nói gì.

Theo đó, các bạn có thể nói lời cám ơn chân thành đến Chính phủ Úc đã tặng 1.5 triệu liều vaccine, và đề nghị (urge) Úc nên làm nhiều hơn nữa. Sau câu đó, các bạn nên có vài dòng tự giới thiệu mình là ai, ở đâu, chức vụ gì, từng có liên quan gì đến Úc và người Úc. Các bạn có thể mô tả diễn biến mới của dịch Covod-19 ở Việt Nam, với hàng ngàn ca mỗi ngày, đặc biệt là Sài Gòn - TPHCM, và Việt Nam đang rất thiếu vaccine. Trong khi đó, có 3.8% dân số được tiêm 1 liều và 0.2% được tiêm 2 liều. Các nước khác như Hoa Kỳ và Nhật đã tặng 5 triệu liều nhưng vẫn chưa đủ; do đó Úc có thể giúp nhiều hơn nữa. Nên có một lời cám ơn một lần nữa và nhấn mạnh đến tình hữu nghị Việt - Úc.

 

 GS Nguyễn Văn Tuấn

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mọi ý kiến trao đổi gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!

Việt Nam cảm ơn Australia hỗ trợ 1,5 triệu liều vắc xin

Việt Nam cảm ơn Australia hỗ trợ 1,5 triệu liều vắc xin

Trưa ngày 13/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại, Đầu tư và Du lịch Australia Dan Tehan đang có chuyến thăm Việt Nam. 

最近更新