- Tham vọng World Cup 2018 thất bại,ốcChờvinhquangtừduhọcbóngđákết quả khimki nhưng người Trung Quốc có lý do để tin vào tương lai, với lứa “du học sinh” đang tập luyện ở châu Âu.
Đầu tư mạnh vào châu Âu
Trong thời gian qua, Trung Quốc đang cố gắng viết lại bản đồ bóng đá của mình cũng như thế giới, với nhiều cách làm khác nhau.
Song song với những thương vụ đưa ngôi sao về Trung Quốc, rất nhiều tỷ phú nước này cũng đặt bước chân đến với châu Âu - nơi được xem là có nền bóng đá chuyên nghiệp và phát triển nhất.
Các tỷ phú Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào bóng đá châu Âu |
Họ, những tỷ phú hàng đầu của Trung Quốc - thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đến châu Âu để làm gì?
Những người này đầu tư vào bóng đá lục địa già, bằng cách mua lại cổ phần của các CLB chuyên nghiệp.
Giờ đây, người Trung Quốc đang có cổ phần từ rất nhiều nền bóng đá lớn, từ Anh đến Tây Ban Nha và Italia.
Có thể kể đến những cái tên nổi tiếng mà người Trung Quốc chen chân vào, như City Football Group - chủ sở hữu của Manchester City và New York City (Mỹ), Atletico, Espanyol, Inter và hiện tại là Milan…
Chính những vụ đầu tư này tạo nên sức hút cho bóng đá Trung Quốc, chứ không chỉ riêng việc vung tiền để mua về các ngôi sao lớn cho China Super League.
Lợi ích thể thao
Không vội nói về tài chính, chỉ riêng về mặt thể thao, việc đầu tư vào bóng đá châu Âu mang đến những điểm tích cực khá rõ nét cho Trung Quốc.
Theo đó, Trung Quốc đang thu được những chuyên gia bóng đá hàng đầu châu Âu đến với mình, theo nhiều hình thức.
Atletico có những cam kết phát triển bóng đá trẻ Trung Quốc |
Đồng thời, có những cam kết quan trọng trong việc hỗ trợ cho bóng đá trẻ Trung Quốc.
Hãy lấy ví dụ. Khi tập đoàn Wanda của tỷ phú Wang Jianlin - người giàu nhất Trung Quốc 2 năm nay - mua lại 20% giá trị Atletico, đội bóng thủ đô Madrid có chính sách ưu tiên cho việc đào tạo trẻ Trung Quốc.
Đã có những cầu thủ nhí người Trung Quốc được đưa vào học viện Atletico. Ở Tây Ban Nha, trung tâm đào tạo trẻ của Atletico hiện đang qua mặt Real Madrid và Barca về việc “sản xuất” các ngôi sao.
Việc chiêu mộ cầu thủ trẻ Trung Quốc là một trong những lý do khiến Atletico bị FIFA cấm chuyển nhượng, vì vi phạm điều 19 về khai thác cầu thủ vị thành niên (chỉ cho phép thuộc EU, hoặc nơi cư trú trong bán kính 50km giữa biên giới quốc gia có CLB hoạt động).
Tất nhiên, Atletico không bỏ rơi các trường hợp bị FIFA xử phạt, mà có cách giải quyết hợp lý để tiếp tục phát triển tài năng của cầu thủ.
Để lách các quy định FIFA, mỗi năm luôn có những lứa cầu thủ trẻ của Trung Quốc sang châu Âu theo dạng tập huấn dài ngày, ở nhiều CLB khác nhau chứ không riêng Atletico.
Chờ đợi tương lai
Lứa cầu thủ trẻ được “du học” châu Âu cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng, vượt qua những bài kiểm tra khắt khe về trình độ và tư duy chơi bóng. Các chuyến tập huấn sẽ không chỉ diễn ra trong 1-2 tháng, mà kéo dài rất lâu, thậm chí tính bằng năm.
Trung Quốc có nhiều lý do để tin tưởng vào thành công trong tương lai |
Ngoài ra, cũng từ các đầu tư mua lại cổ phần, hoặc thông qua hình thức tài trợ, các tỷ phú Trung Quốc đã đưa nhiều CLB châu Âu về quê nhà hỗ trợ cho nền tảng phát triển bóng đá trẻ.
Rất nhiều trung tâm bóng đá trẻ đang mọc lên mỗi ngày, và Trung Quốc hướng đến con số 20.000 vào năm 2017. Đến 2025 sẽ có 50.000 trường dạy bóng đá. Barca, Real Madrid, Inter, Milan, Man City… đứng phía sau trong việc hỗ trợ chuyên gia cho các trung tâm này.
Hiện tại, chỉ trừ China Super League gặt hái thành công, ĐTQG Trung Quốc vẫn đang lận đận. Nhưng đất nước đông dân nhất thế giới đang hướng về một tương lai xa hơn, và tham vọng nâng tầm bóng đá của họ hoàn toàn có thể thành hiện thực.
Rất có thể, đến World Cup 2026 hoặc 2030, Trung Quốc sẽ là một đối thủ đáng gờm. Khi ấy, giấc mơ siêu cường không phải là không thể.