(BDO) Sáng 15-9,ĐoànĐạibiểuQuốchộitỉnhLấyýkiếnđópgópdựthảoLuậtTốcáovàLuậtPhòngchốngthamnhũbetis đấu với real sociedad ông Phạm Trọng Nhân, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Tố cáo(sửa đổi) và Luật Phòng, chống tham nhũng.
Luật Tố cáo (sửa đổi) gồm 9 chương và 76 điều, quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức; người nguyên là cán bộ, công chức, viên chức; cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức(gọi chung là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ). Đồng thời, quy định tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo, quản lý công tác giải quyết tố cáo; khen thưởng và xử lý hành vi vi phạm. Tại hội nghị, các đại biểu tập trung góp ý về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, nguyên tắc giải quyết, hình thức tố cáo, đối tượng, phạm vi, thời hạn bảo vệ và thẩm quyền bảo vệ người tố cáo…
Luật Phòng, chống tham nhũng được quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng. Đối tượng được áp dụng mới trong luật này là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Tại luật này, các đại biểu góp ý cho các hình thức công khai; quy tắc ứng xử đối với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; quyết định xác minh tài sản, thu nhập; xử lý người đưa hối lộ và của hối lộ…Luật này bao gồm 11 chương và 131 điều, trong đó nhiều điều, mục được quy định mới và được sửa đổi, bổ sung. Các ý kiến đóng góp sẽ được ghi nhận, trình Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian tới.
THỦY TRINH