当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Cử 7.300 giảng viên học tiến sĩ, thu hồi tiền thế nào nếu có ‘sự cố’?_bxh uruguay primera division 正文

Cử 7.300 giảng viên học tiến sĩ, thu hồi tiền thế nào nếu có ‘sự cố’?_bxh uruguay primera division

来源:Xổ số 88   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-26 04:31:27

Mới đây,ửgiảngviênhọctiếnsĩthuhồitiềnthếnàonếucósựcốbxh uruguay primera division Bộ GD-ĐT cho hay, dự kiến trong 10 năm tới cần đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.

Điều này nhằm thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019–2030 (gọi tắt là Đề án 89) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/1/2019.

Hiện nay, cả nước đang có trên 73.000 giảng viên đại học. Trong đó, số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 28,8%.

{keywords}
Bộ GD-ĐT đự kiến trong 10 năm tới sẽ có thêm khoảng 7.300 giảng viên đạt trình độ tiến sĩ

Trong dự thảo thông tư lần 2, có 3 hình thức cử giảng viên viên đi đào tạo tiến sĩ: Đào tạo chính quy toàn thời gian ở Việt Nam; Đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; Đào tạo phối hợp một phần thời gian ở Việt Nam và một phần thời gian ở nước ngoài.

Giảng viên có đủ điều kiện được cấp học bổng và chi phí đào tạo, được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Với các giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học công lập được hưởng thêm các quyền lợi khác theo quy định Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức...

Trong khi đó, các trường có trách nhiệm quản lý và cấp phát học bổng của Đề án 89 tới người được cử đi đào tạo. Đồng thời, có trách nhiệm thu hồi học bổng của Đề án khi người được cử đi đào tạo vi phạm quy định.

Phó Hiệu trưởng một trường đại học lớn nhận xét “Nếu trường phải đền tiền, chẳng đâu dám cử giảng viên đi học”.

Vị này cho hay, trước đây có một số trường hợp đi học bằng ngân sách Nhà nước rồi không về làm việc như cam kết nhưng cũng không rõ việc “đòi tiền” ra sao.

“Khi đã học xong tiến sĩ, việc tìm kiếm công việc để ở lại nước ngoài không quá khó khăn. Với các chương trình học bổng trước đây như Đề án 322 hay 911, Bộ là nơi ra quyết định cho đi học và tiếp nhận về.

Với Đề án này, dự kiến nhà trường đóng vai trò chính trong cả quy trình tuyển chọn, gửi giảng viên đi đào tạo, quản lý kinh phí, theo dõi quá trình đào tạo giảng viên… thì đặt ra việc trường phải có trách nhiệm với khoản kinh phí cho giảng viên đi học là đúng. Tuy nhiên, cần có hình thức quản lý vấn đề bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo với tính ràng buộc, cam kết cao hơn đối với học viên, tránh khó cho các trường” – vị này nói.

"Quản tiền" như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Đắc Trung – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, cũng đồng tình rằng thu hồi kinh phí đào tạo là việc không hề dễ dàng.

“Với các đề án trước đây, có nhiều lý do khiến một số ít người được cử đi học không về, và việc thu hồi kinh phí của Bộ gặp khó khăn. Còn với Đề án 89 này, việc yêu cầu trường chịu trách nhiệm với kinh phí được cấp là chính xác bởi trường là đơn vị thụ hưởng. Bộ không thể sát sao bằng trường được bởi giảng viên được đi học theo kế hoạch nhân sự của trường, trường xem xét kết quả học tập hàng năm, theo dõi từng bước của giảng viên được cử đi học… Vấn đề là làm như thế nào thôi” – ông Trung nói.

Theo ông Trung, Đề án 89 cần phải có các chế tài chặt chẽ hơn trong việc bồi hoàn kinh phí. Trường có thể cam kết đốc thúc việc bồi hoàn chứ không phải là đơn vị phải bồi hoàn nếu người học không trở về.

“Nhà trường lấy kinh phí đâu mà bồi hoàn? Nếu chỉ cam kết bồi hoàn nhưng giảng viên đi học ở nước ngoài xong không về nước thì đòi kiểu gì? Ai sang tận nơi mà đòi được? Kể cả nếu bố mẹ, vợ hay chồng có ký vào cam kết thì trách nhiệm chính vẫn là người đi học.

Còn nếu bảo trong trường hợp giảng viên không hoàn thành việc học, có thể trừ dần kinh phí đào tạo vào lương thì trừ ra sao, bao nhiêu phần trăm mỗi tháng? Nếu giảng viên nói bị trừ lương họ không đủ sống nữa, nghỉ việc ở trường thì sẽ tiếp tục truy thu như thế nào?... Tất cả phải có quy định rõ ràng để truy thu cho đúng” – ông Trung khuyến nghị.

GS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu Trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng đề nghị cần có quy định bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo chặt chẽ hơn.

“Ngân hàng cho vay còn có thế chấp, còn ở đề án này thì thậm chí không phải cho vay mà còn là cho luôn, nên phải cho đúng chỗ, đúng người” – bà Hoa nhấn mạnh.

Một trong những giải pháp, theo bà Hoa, là có thể yêu cầu đặt cọc, hoặc bố mẹ, vợ/ chồng cùng bảo lãnh.

“Bảo lãnh bằng niềm tin/ tín chấp hoặc thế chấp. Nếu người được cử đi sau khi học không trở về làm việc như cam kết và không bồi hoàn kinh phí, những người đứng ra bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn hoặc trừ vào tài sản thế chấp”.

Một Trưởng phòng Đào tạo khác thì cho rằng có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao của hai nước như về vấn đề cấp visa. Hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng nhân sự (nếu giảng viên này không quay trở lại trường cũ làm việc) cũng phải có trách nhiệm…

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, từ năm 2000 đến hết năm 2010, Đề án 322 đã cấp học bổng cho 4.590 người đi học. Trong đó, có 2.268 người được đào tạo trình độ tiến sĩ. 3.017 người đã tốt nghiệp về nước, gồm 1.074 tiến sĩ, 984 thạc sĩ, 233 thực tập sinh và 726 sinh viên đại học.

Tính đến thời điểm đó, có 33 người (chiếm 1,06% số tốt nghiệp) không hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc đã tốt nghiệp về nước, nhưng không trở lại cơ quan cũ công tác. Lý do: một số trường hợp vì sức khỏe không đảm bảo nên phải về nước, một số khác bị thôi học vì kết quả học tập không đạt quy định, hoặc có người về nước sau đó không trở lại nước ngoài học tiếp vì lý do cá nhân, một số thì tốt nghiệp về nước nhưng không làm việc cho cơ quan công tác trước đây và cá biệt có người học xong không về nước.

Trong số các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí cho Nhà nước, chỉ có 50% đã thực hiện.

Ngân Anh

Đoạn kết buồn của đề án 322

 Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 322) buộc phải dừng đột ngột khi không được tiếp tục cấp kinh phí.

标签:

责任编辑:Thể thao