Biến đam mê thành lợi thế
Valentina Tereshkova sinh năm 1937 trong một gia đình nông dân tại một ngôi làng nhỏ ở miền trung nước Nga. Cha qua đời trong Thế chiến thứ hai khi bà mới 2 tuổi,ímậtchôngiấucủangườiphụnữđầutiênbayvàovũtrụtottenham tin chuyển nhượng để lại mẹ một mình nuôi nấng Tereshkova và các anh chị em, theo website NASA.
Bà bắt đầu làm việc từ khi còn nhỏ để giúp đỡ gia đình, đầu tiên là công nhân dệt may và sau đó là công nhân lắp ráp nhà máy.
Bất chấp hoàn cảnh khó khăn, Tereshkova là một học sinh thông minh, đặc biệt yêu thích môn nhảy dù và đam mê khám phá hàng không. Năm 1959, Tereshkova tham gia Đoàn Thanh niên và nhanh chóng trở thành một vận động viên nhảy dù xuất sắc.
Sau chuyến bay của nhà du hành Gagarin - người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ (12/4/1961), Liên Xô đã quyết định cử một đại diện phụ nữ bay lên vũ trụ với tiêu chí khắt khe, trong đó phải biết nhảy dù.
Tereshkova đã gây ấn tượng với hội đồng xét tuyển khi thực hiện hơn 120 lần nhảy. Bà vượt qua 400 ứng viên khác và được chọn tham gia sứ mệnh lịch sử này.
Tereshkova trải qua quá trình huấn luyện thể chất và tâm lý nghiêm ngặt, bao gồm mô phỏng không gian không trọng lực hay huấn luyện sinh tồn. Bà cũng được hướng dẫn về kỹ thuật điều hướng tàu vũ trụ và kiến thức thiên văn học.
Bí mật chôn giấu gần nửa thế kỷ
Sau khi tận mắt chứng kiến buổi phóng của tàu Vostok 5 vào ngày 14/6/1963, Tereshkova đã sẵn sàng chuẩn bị cho chuyến bay của chính mình 2 ngày sau đó.
Vào ngày 16/6/1963, Tereshkova lên tàu vũ trụ Vostok 6 được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Nhiệm vụ thành công vang dội khi Tereshkova đã bay vòng quanh Trái đất 48 lần trong 3 ngày với tổng lộ trình gần 2,5 triệu km.
Bà cũng tiến hành một loạt các thí nghiệm khoa học, bao gồm kiểm tra tác động của tình trạng không trọng lượng đối với cơ thể con người.
Tuy nhiên, có một bí ẩn mãi về sau mới được công bố. Trước sinh nhật lần thứ 70, lần đầu tiên Tereshkova mới tiết lộ rằng đã xảy ra một số sự cố kỹ thuật khiến bà tưởng mình không về được Trái Đất, theo RT News channel.
"Trong chương trình tự động của con tàu đã có một chi tiết không chính xác. Chương trình được lập phải định hướng để tàu bay theo hướng hạ xuống đất, ngược lại nó lại bay theo hướng lên quỹ đạo. Tôi không tiếp giáp được với mặt đất mà mỗi vòng bay, con tàu lại cách xa dần mặt đất".
Chỉ sang ngày thứ hai, sau khi các nhà khoa học đưa số liệu mới vào chương trình, quỹ đạo bay mới được chỉnh sửa lại. Tereshkova hạ cánh an toàn.
Trở thành biểu tượng nữ quyền
Chuyến bay vào vũ trụ của Tereshkova thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới vào thời điểm đó. Bà đã chứng minh rằng phụ nữ có thể thực hiện các nhiệm vụ giống như nam giới.
Tại Ấn Độ, Tereshkova được xem như "hình mẫu chuẩn mực nữ quyền mang thông điệp hy vọng cho phụ nữ", theo The Washington Post.
Bà cũng mở đường cho Svetlana Savitskaya trở thành người phụ nữ thứ hai du hành vũ trụ vào năm 1982.
Ở tuổi 26, Valentina Tereshkova được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Sau đó, bà tốt nghiệp xuất sắc và trở thành giáo sư tại Học viện Kỹ thuật Không quân mang tên Zhukovsky.
Bà là người phụ nữ Liên Xô đầu tiên được phong hàm Thiếu tướng không quân và là thành viên của Đội du hành vũ trụ (1962-1997). Năm 1979, Tereshkova với tư cách Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Liên Xô sang thăm Việt Nam. Bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Valentina Tereshkova cũng từng là thành viên của Hội đồng Hòa bình thế giới và được Liên Hợp Quốc tặng Huy chương Hòa bình. Tên của bà được đặt cho một ngọn núi lửa trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh, cũng như một loạt các tuyến phố trong và ngoài nước Nga.
Hiện nay, ở tuổi 86, bà vẫn nhiệt huyết cống hiến với vai trò thành viên Duma Quốc gia (Quốc hội Nga) từ năm 2011 đến nay và là minh chứng sống cho những người dám theo đuổi ước mơ bất kể rào cản giới tính.
Tử Huy