Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành bế mạc phiên họp thứ 8_keobongda
作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 08:22:10 评论数:
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Sáng 17/2,ỦybanThườngvụQuốchộitiếnhànhbếmạcphiênhọpthứkeobongda tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành bế mạc Phiên họp thứ 8.
Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ kế hoạch, chương trình đề ra.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát cơ động; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý cơ quan trình và cơ quan thẩm tra tiếp tục phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng các dự án Luật này trước khi trình Quốc hội; đồng thời, khẩn trương chuẩn bị các tài liệu liên quan để thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sắp tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3, thông qua tại Kỳ họp thứ 4.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần bảo đảm chất lượng, nếu khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà chưa đủ điều kiện thì vẫn phải lùi lại.
Chính phủ cần tập trung làm rõ những vấn đề được cơ quan thẩm tra nêu ra và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp tháng 3 tới trước khi trình Quốc hội.
Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo kết quả bước đầu về việc triển khai chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”; cho ý kiến về việc lựa chọn bộ, ngành, địa phương để tiến hành giám sát trong thời gian tới.
Đây là chuyên đề giám sát đầu tiên của Quốc hội khóa XV và đề cập đến vấn đề hết sức quan trọng là công tác quy hoạch. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương chưa gửi các báo cáo hoặc đã gửi báo cáo nhưng chưa đạt yêu cầu; tập trung vào những vấn đề quan trọng để làm rõ được tiến độ và chất lượng của công tác quy hoạch, xác định được trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; có kiến nghị, đề xuất cụ thể để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét báo cáo công tác dân nguyện tháng 1/2022 của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ Báo cáo công tác dân nguyện trình Phiên họp tháng 3/2022 cần bám sát với Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021," trong đó, chú ý những nội dung đang nổi lên, vấn đề được nhân dân và cử tri đặc biệt quan tâm.
Trên cơ sở hơn 1.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ đã đề xuất và hơn 500 vụ việc có liên quan đến trật tự, an toàn do Bộ Công an thống kê, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ban Dân nguyện làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan hữu quan để thống kê, lập hồ sơ, đề xuất với Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị Quốc hội đưa vào diện theo dõi của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để giám sát việc thực hiện trong nhiệm kỳ này.
"Nguyên tắc là cố gắng cá thể hóa trách nhiệm để giải quyết dứt điểm những vụ việc nổi cộm, tồn đọng kéo dài, nhất là các vụ việc phức tạp có liên quan đến đất đai, tài nguyên và môi trường và khiếu nại đông người, không để xảy ra vụ việc mới," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Về xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Việc thành lập các phường, thị xã Phổ Yên và thành lập thành phố Phổ Yên sẽ tạo điều kiện phát huy những thuận lợi hiện có để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Nam tỉnh Thái Nguyên và là cửa ngõ giao thương kinh tế, văn hóa của tỉnh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc thông qua Nghị quyết này cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết chuyên đề về việc quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị bền vững của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn dài hạn đến năm 2045.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu.
Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Công tác đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng và tiếp thu tối đa ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra để tiếp thu, giải trình đầy đủ, làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; chế độ làm việc của Ban; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban, Phó Trưởng Ban…
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với Ban Công tác đại biểu tiếp thu các ý kiến thảo luận để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Về dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định đây là một vấn đề rất quan trọng, nằm trong danh mục 107 đề án và các nhiệm vụ lớn thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 161/2021/QH14 của Quốc hội khóa XIV. Do đó, Chủ tịch Quốc hội giao Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và các đơn vị liên quan tiếp thu tối đa để hoàn thiện với chất lượng cao nhất dự thảo Nghị quyết này.
"Cả hai dự thảo Nghị quyết này đều cần hoàn thiện lại một bước nữa và sẽ gửi các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến bằng văn bản trước khi tiếp thu, hoàn thiện lần cuối để ban hành," Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Ngay sau Phiên họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan hữu quan khẩn trương ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời hoàn thiện các dự thảo Nghị quyết để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành./.
Theo TTXVN