Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện hồ sơ trực tuyến_bang diem c2
Làm hồ sơ qua môi trường mạng còn ít
Ông Nguyễn Văn Sang,ăngcườngtuyêntruyềnhướngdẫnthựchiệnhồsơtrựctuyếbang diem c2 Chủ tịch UBND phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, cho biết phường đang tích cực tuyên truyền cho người dân quen dần với việc giải quyết các TTHC trên môi trường mạng. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của cấp trên về giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng, UBND phường đã tổ chức bộ phận hướng dẫn gồm các đoàn viên thanh niên. Qua hướng dẫn các quy trình giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng, phường đã phát sinh trên 300 hồ sơ các loại.
Tình nguyện viên hướng dẫn người dân tạo tài khoản và quy trình giải quyết TTHC trên môi trường mạng
Thực tế cho thấy, tại 91 xã, phường, thị trấn của tỉnh, nhiều phường của TP.Thủ Dầu Một, TP.Dĩ An, TP.Thuận An phát sinh hồ sơ trên môi trường mạng; còn lại các địa phương cấp xã ở huyện Dầu Tiếng, huyện Bàu Bàng, huyện Phú Giáo… số hồ sơ phát sinh rất ít. Nguyên nhân do người dân chưa quen với việc tìm hiểu và thực hiện TTHC trên môi trường mạng. Một lãnh đạo cấp xã ở huyện Dầu Tiếng cho biết, người dân địa phương lâu lâu mới đi làm một TTHC nên ngại việc giải quyết TTHC qua môi trường mạng. Do vậy, địa phương đang tích cực tuyên truyền để mọi người dân nắm rõ và thực hiện. Đây cũng là cái khó của các địa phương vùng nông thôn của tỉnh trong việc thực hiện giải quyết hồ sơ TTHC qua môi trường mạng.
Nhiều địa phương cấp xã ngay ở trung tâm đô thị như phường Thái Hòa, phường Khánh Bình (TX.Tân Uyên), phường Tân Bình, phường An Bình (TP.Dĩ An), phường Thuận Giao, phường An Phú (TP.Thuận An)… số hồ sơ phát sinh qua môi trường mạng cũng rất ít. Nguyên nhân do người dân còn chưa am hiểu các quy trình giải quyết TTHC trên môi trường mạng, sự đồng bộ trong giải quyết TTHC qua môi trường mạng từ tỉnh đến cấp huyện và cơ sở chưa cao và nhiều nguyên nhân khác.
Giải pháp nào?
Làm sao để người dân quen dần với việc thực hiện TTHC trên môi trường mạng cũng là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Hiện Trung ương đã xây dựng quy trình thực hiện TTHC theo hướng linh hoạt khi ứng dụng công nghệ thông tin. Các cơ quan Nhà nước phải xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung. Mỗi công dân sử dụng một mã định danh duy nhất cho mọi giấy tờ được cấp từ cơ quan Nhà nước. Đây là cơ sở quan trọng để mọi công dân đủ chuẩn thực hiện TTHC trên môi trường mạng. Cùng với đó là các giải pháp nhằm tạo dần thói quen cho người dân qua các hình thức tuyên truyền.
Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết sở tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các cơ quan, địa phương phải tổ chức cho cán bộ “một cửa” và tình nguyện viên hướng dẫn người dân thực hiện TTHC thông qua môi trường mạng, giúp tạo tài khoản và đính kèm hướng dẫn cách thức sử dụng các dịch vụ công trực tuyến vào hồ sơ trả cho người dân để lần nộp hồ sơ/sử dụng dịch vụ hành chính công tiếp theo, người dân có thể tự mình thực hiện thông qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Cùng với đó, sở đã phối hợp với các đơn vị phát triển phần mềm rà soát nâng cấp các chức năng phần mềm, tính năng ký số và thanh toán điện tử nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng sử dụng. Sở xác định việc tham gia của người dân trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử là một trong những yếu tố quyết định thành công công cuộc cải cách hành chính.
Theo kiến nghị từ các địa phương, để nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, cần có giải pháp khuyến khích và ưu tiên xử lý sớm những hồ sơ nộp qua mạng; tăng cường tần suất tuyên truyền việc sử dụng dịch vụ công mức độ 3, 4; nâng cao năng lực nhân viên đường dây “nóng” 1022 trong việc giải đáp thắc mắc về TTHC và hỗ trợ người dân kịp thời các vướng mắc trong việc thực hiện các TTHC. Song song đó là triển khai có hiệu quả dịch vụ chứng thực điện tử; từng bước rà soát, cải tiến các khâu thực hiện điền thông tin vào các biểu mẫu hồ sơ trực tuyến thuận lợi hơn, tránh sự trùng lắp. Cùng với đó là năng lực chuyên nghiệp của cả cán bộ hướng dẫn và người thực hiện TTHC trên môi trường mạng để mọi hồ sơ người dân được giải quyết, tránh sự ách tắc không cần thiết…
Thực tế cho thấy, tại 91 xã, phường, thị trấn của tỉnh, nhiều phường của TP.Thủ Dầu Một, TP.Dĩ An, TP.Thuận An phát sinh hồ sơ trên môi trường mạng; còn lại các địa phương cấp xã ở huyện Dầu Tiếng, huyện Bàu Bàng, huyện Phú Giáo… số hồ sơ phát sinh rất ít.