Vì sao Facebook tìm mọi cách thâm nhập Trung Quốc nhưng thất bại?_tỷ số vòng loại euro

作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【】 发布时间:2025-01-11 06:51:30 评论数:

Facebook đang "làm mưa làm gió" ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới,ìsaoFacebooktìmmọicáchthâmnhậpTrungQuốcnhưngthấtbạtỷ số vòng loại euro thế nhưng, có một nơi mà mạng xã hội này dù cố gắng cách nào cũng không thể thâm nhập được: Trung Quốc. Cũng như bất kỳ công ty nào, Facebook nhìn Trung Quốc với ánh mắt "thèm thuồng" khi mà nơi đây có tới 700 triệu người dùng Internet. 

Lần gần đây nhất vào đầu tháng 1/2017, một thông tin xuất hiện với nội dung: quan chức Trung Quốc đã cấp quyền cho phép Facebook mở một văn phòng đại diện tại thủ đô Bắc Kinh. Những tưởng đó sẽ là cơ hội hiếm hoi để mạng xã hội này có chỗ đứng tại đây. Tuy nhiên, con đường không phải trải toàn hoa hồng. Bản quyền của Facebook chỉ kéo dài 3 tháng, ngắn một cách bất thường và nó khiến lãnh đạo công ty nản lòng, chỉ biết "lắc đầu ngao ngán". 

Facebook đã không bao giờ mở văn phòng ở Trung Quốc. Thông tin đăng tải về mở văn phòng giờ đây chỉ còn bản lưu trên website của chính phủ. "Chúng tôi từng có kế hoạch mở văn phòng, tuy nhiên, hiện tại kế hoạch bị huỷ bỏ" - Charlene Chian, người đại diện mạng xã hội lên tiếng. 

Đây chỉ là một phần của câu chuyện về tình trạng khốn khổ của Facebook khi hãng cố gắng thâm nhập thị trường Trung Quốc. Facebook bị cấm cửa ở đất nước tỷ dân vào năm 2009, đã nhiều lần tìm cách thuyết phục các quan chức nước này. CEO Zuckerberg cũng xuất hiện thường xuyên hơn tại Trung Quốc và mạng xã hội này cũng thuê về một lãnh đạo về chính sách có quan hệ tốt, bắt đầu phát triển các công nghệ có khả năng chọn lọc các nội dung theo yêu cầu của chính phủ.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực chẳng đi đến đâu. Facebook chỉ biết ở ngoài nhìn vào và chứng kiến các đối thủ, là những mạng xã hội tại Trung Quốc, giành nhau thị trường mà đáng ra, nếu ở các quốc gia khác thì có lẽ thuộc về Facebook. Weibo, cùng với Tencent, WeChat và QQ hiện là những kẻ thống trị. Mọi chuyện có vẻ như đã muộn màng với Facebook, theo nhận định của Kai-Fu Lee, cựu Giám đốc của Google tại Trung Quốc và giờ là CEO của Innovation Works.

"Ở giai đoạn này và thời điểm này, với những WeChat, Weibo, và các sản phẩm khác, nỗ lực của Facebook sẽ là vô vọng" - Lee nhận định. 

Facebook cũng phải đối mặt với một chính phủ Trung Quốc vốn tỏ ra thận trọng và không muốn có một mạng xã hội nào đó sẽ trở thành một nơi để tranh cãi những quan điểm trái chiều - theo các lãnh đạo trong ngành công nghiệp cũng như các nhân vật quen biết với lãnh đạo Bắc Kinh. Nếu muốn vào Trung Quốc, kiểm duyệt nội dung theo yêu cầu chính phủ sẽ là điều kiện tiên quyết của mạng xã hội này. 

"Điều quan trọng với Facebook là phải tôn trọng pháp luật và các quy định tại Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc luôn có một bước tiếp cận mở với các mạng xã hội. Hợp tác với các mạng xã hội mới là điều chúng tôi chào đón"- Guo Weimin, Thứ trưởng Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, cho biết. 

Trong khi đó, CEO Facebook Zuckerberg nhận định rằng, Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với tương lai Facebook. "Rõ ràng, bạn không thể hiện thực hoá mục tiêu kết nối mọi người trên thế giới nhưng lại bỏ qua quốc gia lớn nhất thế giới. Trong dài hạn, chúng ta cần tìm ra giải pháp cho vấn đề này" , Zuckerberg nói với các nhà phân tích hồi năm 2015. 

"Chúng tôi đã nói nhiều lần rằng rất quan tâm tới Trung Quốc và đang dành thời gian để hiểu nhiều hơn về đất nước này. Tuy nhiên, chúng tôi chưa đưa ra quyết định nào về cách tiếp cận thị trường", người đại diện Facebook là Debbie Frost, chia sẻ. 

Triển vọng của Facebook từng sáng sủa hơn vào năm 2005, khi công ty đăng ký tên miền "www.facebook.cn". Website Facebook phiên bản tiếng Trung ra mắt năm 2008 và trở thành một đối thủ nặng ký ở thị trường này. 

Bị cấm cửa

Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi vào năm 2009, khi các lãnh đạo Trung Quốc ra lệnh cấm Facebook và Twitter trong một động thái nhằm giải quyết vụ bạo động tại khu vực tôn giáo Tân Cương. Theo báo chí Trung Quốc, lãnh đạo các cuộc bạo động đã dùng mạng xã hội để xúi giục gây rối.

Trung Quốc trước đó từng chặn, theo kiểu tạm thời, các trang mạng xã hội trong thời gian có bất ổn chính tr, và nhiều người cho rằng mọi thứ sẽ trở lại. Tuy nhiên, thay vào đó Trung Quốc vẫn tiếp tục chặn Facebook và Twitter. Một số người dùng sành công nghệ tìm được cách vượt tường lửa để truy cập, song cuối cùng thì lượng người dùng Facebook cũng ngày càng ít dần theo thời gian. 

Zuckerberg vẫn không hề có ý định từ bỏ. Anh học tiếng Quan Thoại, gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc ở thủ phủ Menlo Park. Anh đáp máy bay sang Trung Quốc để gặp các lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức chính phủ nhằm duy trì kết nối. 

Facebook hồi năm 2012 từng nói rằng, hãng tiếp tục đánh giá việc thâm nhập Trung Quốc, tuy nhiên, công ty không phủ nhận việc phải đối mặt với những sự phức tạp về mặt pháp lý và quy định. Hãng chuyển hướng tập trung sang việc thu hút các nhà quảng cáo, lập các đội ở Hong Kong và Singapore để tạo mạng lưới như một cách giúp các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận khách hàng ở nước ngoài.

最近更新