Catcher Techonology,àcungứnglớncủaAppleđangtháochạykhỏiTrungQuốal jabalain công ty cung ứng chính khung kim loại cho iPhone, đã đồng ý bán hai công ty con tại Trung Quốc cho Lens Technology. Theo Bloomberg, Catcher là công ty Đài Loan mới nhất bán bớt các nhà máy ở Trung Quốc đại lục để tránh các ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, và chuyển nhà máy sang các quốc gia khác. Catcher là nhà cung cấp khung vỏ kim loại lớn thứ hai của Apple, với các sản phẩm khung cho MacBook, iPhone. Ảnh: Cnet. Lens Tech sẽ mua lại hai công ty con của Catcher ở thành phố Thai Châu, tỉnh Chiết Giang. Thương vụ dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay sau khi được chính quyền thông qua, trị giá tới 1,43 tỷ USD. Một trong hai công ty được bán lại đang quản lý nhà máy chiếm tới 40% doanh số của Catcher trong năm 2019, người đại diện James Wu của công ty này cho biết. Ông Wu cũng cho biết chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và mức độ cạnh tranh cao từ nhiều đối thủ. Sau khi bán lại cho Lens Tech, Catcher vẫn còn một số hoạt động ở Trung Quốc. Việc Catcher thu gọn hoạt động tại Trung Quốc có thể là hệ quả từ một chuỗi các thương vụ trong ngành cung ứng cho Apple tại Trung Quốc. Áp lực từ chiến tranh thương mại khiến nhiều công ty gia công muốn rời bỏ Trung Quốc để tập trung cho các nhà máy ở Đông Nam Á và Ấn Độ. Trước đó, theo nguồn tin của Nikkei Asian Review, Apple đã khuyên Luxshare đầu tư mạnh vào các nhà cung cấp khung vỏ cho iPhone và MacBook. Luxshare đã đàm phán với Catcher Technology trong hơn 1 năm qua, nhưng thỏa thuận đã đổ bể vào tháng 6 do mức giá mà Catcher yêu cầu quá cao. Sau khi không đạt thỏa thuận, Luxshare đã đẩy mạnh việc mua lại nhà máy của Wistron tại Trung Quốc. Vào tháng 7, Wistron, hãng sản xuất iPhone lớn thứ ba thế giới bán nhà máy của họ tại thành phố Côn Sơn, tỉnh Tô Châu cho công ty Luxshare của Trung Quốc. Đây được đánh giá là động thái để Wistron dần rời khỏi Trung Quốc và tập trung vào sản xuất tại Ấn Độ. Với sức ép từ Luxshare, vị thế của Pegatron cũng có thể bị ảnh hưởng. Do đó, công ty này mua lại công ty sản xuất khung vỏ Casetek để cắt giảm chi phí, nhằm cạnh tranh tốt hơn với Luxshare. Việc Catcher bán nhà máy tại Trung Quốc bắt nguồn từ thỏa thuận bất thành của họ với Luxshare, sau đó Luxshare mua lại nhà máy của Wistron tại Trung Quốc. Ảnh: Wistron. "Sau khi Pegatron mua lại công ty sản xuất khung Casetek, Catcher nhiều khả năng sẽ mất mối quan hệ làm ăn lâu năm với Pegatron và mất luôn vị thế trong chuỗi cung ứng của Apple, do vậy công ty này bán bớt nhà máy để thu tiền về. Đối với Lens, mua lại nhà máy với các công đoạn lắp ráp cơ bản có thể tăng khả năng cho công ty này nhận được đơn đặt hàng làm iPhone, iPad trong tương lai", nhà phân tích Jeff Pu của GF Securities nhận xét. Tác động từ chiến tranh thương mại không chỉ ảnh hưởng tới các công ty lớn, chuyên lắp ráp thiết bị Apple như Foxconn, Pegatron. Đến những đối tác cung ứng cho họ cũng phải đưa ra các quyết định để đảm bảo doanh thu, lợi nhuận. Chủ tịch Young Liu của Foxconn nhận định hiện nay chuỗi cung ứng toàn cầu đã chia làm hai, và mỗi công ty đều phải có lựa chọn khôn khéo nhất. Theo Zing Foxconn, đối tác sản xuất iPhone quan trọng của Apple và nhiều hãng công nghệ khác, dự định phân chia lại chuỗi cung ứng nguồn giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Trung Quốc sắp hết thời làm “công xưởng thế giới”