Tại Hội nghị về sản phẩm,óChủtịchBKAVVirusgâythiệthạichoViệtNamhàngchụcnghìntỷđồkết quả v-league chiều nay dịch vụ an toàn thông tin (ATTT) mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam tổ chức ngày 8/11/2017, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng mã độc của BKAV đưa ra những con số đáng báo động về thiệt hại do virus và mã độc gây ra. Theo đó, năm 2014 virus đã gây thiệt hại 8.500 tỷ đồng, năm 2015 con số thiệt hại tăng lên là 8.700 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên 10.400 tỷ đồng. Ông Vũ Ngọc Sơn cũng cho biết, trên thế giới có virus gì thì Việt Nam có virus đó, trong đó nhiều nhất là virus lây nhiễm qua USB, kế đó là mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware, hệ thống phần mềm gián điệp tấn công máy tính, các loại virus siêu đa hình khác. Virus USB là một thảm họa với người dùng khi mà 10 cái USB thì 8 cái bị virus. Nguy hại do virus USB gây ra đã khiến Microsoft gần đây phải đưa ra các giải quyết loại bỏ tính năng Autorun ở các USB, bởi đây là con đường lây nhiễm virus. Nhiều loại virus vẫn tấn công qua USB dưới dạng giả mạo ổ đĩa, giả mạo thư mục, khi mở ổ đĩa ra thấy một con virus giả mạo file khi mở ổ đĩa giả mạo đó ra thì virus sẽ xâm nhập vào máy tính. Ông Vũ Ngọc Sơn cũng cho hay, mã độc tống tiền (ransomrare) là một trong những nguyên nhân đẩy giá các loại tiền ảo lên cao. Bởi vì tất cả các vụ tấn công tống tiền đều đòi trả tiền chuộc bằng bitcoin nên đã đẩy giá bitcoin lên. Các loại Ransomware là những loại mã độc tống tiền như WannaCry, Petya, Bad Rabbit… khiến người dùng khiếp sợ vì khi tấn công các mã độc này sẽ mã hóa toàn bộ dữ liệu trong máy tính sau đó đòi tiền chuộc bằng tiền ảo, mà chủ yếu là bitcoin. Khi bị mã hóa không truy cập được dữ liệu, người dùng thường có tâm lý rất hoảng loạn và khi nhận được email đòi tiền chuộc thì ngay lập tức dùng Bitcoin để chuộc lại. Mã độc tống tiền thường lây nhiễm phổ biến nhất qua email, theo như nghiên cứu của BKAV có tới 16% các email lưu chuyển trên mạng là có dính mã độc tống tiền, 84% các lây nhiễm khác tấn công qua các lỗ hổng khác. Năm 2017 được xem là năm của mã độc ransomware. Dù mã độc mã hóa tập tin đã tồn tại trong gần 3 thập kỷ, chỉ trong vài tháng qua, nó mới phát triển thành cơn ác mộng đối với công chúng. Thậm chí, ransomware còn được đưa vào từ điển. Chỉ trong hai tháng 5 và 6 của năm 2017, ảnh hưởng từ mã độc tống tiền thực sự trở nên rõ rệt. |