Nhà hát Kịch Việt Nam mới có buổi công diễn Thiên mệnh - vở kịch lịch sử về cuộc đời của Thái sư Trần Thủ Độ. Vở diễn sẽ được Nhà hát gửi tham gia Liên hoa sân khấu kịch nói toàn quốc tại Hải Phòng sắp tới.
Câu chuyện trong vở kịch Thiên mệnh xoay quanh cuộc đời của Thái sư Trần Thủ Độ trước khi đi đánh giặc ngoại xâm đã quyết tâm dẹp loạn trong nhà để giữ yên kỷ cương phép nước. Câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ khi ấy khẳng định tính kỷ cương phép nước phải được giữ gìn,ânBắcQuarồithờicânđođongđếmđưanhauđithisănhuychươkết quả trận flamengo không thể bị phá vỡ bởi bất cứ lý do gì hoặc bất kỳ một ai, kể cả đó là tình anh em ruột thịt thân thích.
Vở diễn giúp khán giả hiểu rõ hơn về những chuyển biến xã hội, những giằng co tâm lý của từng nhân vật, những bí ẩn sau những trang sử sách chói lọi của dân tộc Việt Nam. Kịch bản Thiên mệnh của tác giả Hoàng Thanh Du do NSƯT Đỗ Kỷ đạo diễn với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như: NSƯT Tạ Tuấn Minh, NSƯT Lâm Tùng, NSƯT Dũng Nam, Hồ Liên, Khuất Quỳnh Hoa…
Hình ảnh trong vở diễn. |
NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam chia sẻ, dù đây là vở kịch tái hiện lịch sử nhưng vẫn mang tính thời sự cấp thiết trong xã hội hiện đại, xoáy sâu vào vấn đề dùng người của Trần Thủ Độ, khẳng định tầm quan trọng của nhân tài đối với giang sơn, xã tắc...
"Câu chuyện cách đây gần 800 năm vẫn còn nguyên giá trị. Hào khí Đông A đã được hun đúc, khơi gợi ra sao? Tại sao những việc làm của Thái Sư Trần Thủ Độ lại gây tranh cãi? Để một quốc gia hưng thịnh, từng cá nhân sẽ có trách nhiệm gì với đất nước? Tất cả sẽ có câu trả lời trong Thiên mệnh", NSƯT Xuân Bắc chia sẻ.
Trả lời câu hỏi của VietNamNet về việc: Lựa chọn vở với đề tài lịch sử cho an toàn mang đi thi là để phù hợp với thành phần ban giám khảo vốn đã lớn tuổi của Liên hoan sân khấu Kịch nói? Và ban lãnh đạo Nhà hát có phải cân nhắc xem ai đủ huy chương, thiếu huy chương "nhồi nhét" vào vở để đi thi hay không?
NSƯT Xuân Bắc khẳng định: "Sân khấu là phải có người xem, sân khấu không làm ra để đóng kho cất đi. Nên nhiều người dàn dựng những vở được lòng người ngày người kia, chạm vào vấn đề này nọ chỉ để cho xong một cuộc thi. Nhưng với tôi, sân khấu phải có sức sống của nó, khẳng định với mọi người nếu sân khấu không có khán giả thì không còn là sân khấu. Bây giờ, tôi khẳng định rằng những tác phẩm sân khấu làm ra chỉ để đi thi không còn đủ sức cạnh tranh với tác phẩm làm ra để khẳng định mình - khẳng định đơn vị mình, tài năng của nghệ sĩ, góc nhìn của đạo diễn và tác giả, khẳng định sức sống cần thiết của sân khấu. Làm kịch về lịch sử không hề dễ như nhiều người vẫn tưởng".
NSƯT Xuân Bắc. |
Về việc "nhồi nhét" diễn viên vào vở đi Liên hoan cho đủ huy chương, NSƯT Xuân Bắc khẳng định đâu đó vẫn có những trường hợp như thế nhưng anh không lên án bởi đó là cách sống rất nghệ sĩ, rất nhân văn, rất tình người của nghệ sĩ với nhau. Nhưng nếu lạm dụng điều đó quá chúng ta đang kéo lùi sự phát triển của sân khấu.
"Quan điểm của tôi là ai hợp vai, làm tốt nhất cho tác phẩm sẽ được mời vào vở. Qua rồi cái thời "cân đo đong đếm" để đưa nhau đi thi săn huy chương. Chúng tôi ưu tiên cho những diễn viên có khả năng, có điều kiện, nhất là những diễn viên trẻ để các bạn ấy có điều kiện lăn xả, cọ xát với nghề", NSƯT Xuân Bắc nói.
Rất lâu mới trở lại sân khấu kịch dựng vở, NSƯT Đỗ Kỷ cho biết, đây là kịch bản mà anh rất thích. Quan điểm của anh là phải thích mới làm nên dù làm công tác quản lý ở Cục NTBD, vẫn đi đóng phim nhưng cho tới tận bây giờ, hơn chục năm rời nhà hát anh mới quay lại dựng vở.
"Tôi áp lực lắm, vô cùng áp lực. Bình thường với cương vị Trưởng phòng Nghệ thuật ở Cục NTBD, tôi thường ngồi vị trí nhận xét các vở mới ra của các nhà hát. Bây giờ tôi dựng vở, tôi biết sẽ rất nhiều người nhìn vào đó, nếu tôi làm không tốt thì sao nhỉ? Tôi không dám khẳng định mình làm hay nhưng tôi làm một cách vừa vặn. Đây là một vở diễn có nhiều lớp diễn, có nhiều sự xung đột giữa các nhân vật. Khán giả thường nghĩ rằng chuyện lịch sử đưa lên sân khấu thường sẽ nhàm chán nhưng không phải như vậy. Vở diễn này không đơn thuần là lịch sử, đó còn là những bài học của lịch sử để lại cho hậu thế", NSƯT Đỗ Kỷ chia sẻ.
NSƯT Tạ Tuấn Minh trong vai Thái sư Trần Thủ Độ. |
Được đạo diễn "chọn mặt gửi vàng", đảm nhiệm vai diễn chính Thái sư Trần Thủ Độ, NSƯT Tạ Tuấn Minh cho biết: "Tôi cảm thấy biết ơn và tự hào khi đảm nhiệm vai diễn này. Với tôi, đây một vai diễn nặng ký, bởi Thái sư Trần Thủ Độ là hình tượng nổi bật, tầm cỡ trong lịch sử Việt Nam, bản thân tôi cũng đã dành thời gian tìm hiểu rất kỹ và chi tiết về Thái sư Trần Thủ Độ để có thể hiểu được nhân vật và từ đó hóa thân và sống trọn với nhân vật những giây phút trên sân khấu".
Tình Lê
Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2021 diễn ra tại Hải Phòng từ ngày 5-16/11 với sự tham gia của 14 đơn vị.