Khi Apple tung ra bản build beta của iOS 10.3 cách đây ít lâu,ínhsáchmớicủaApplevàlờibáotửvớihàngtrămngànứngdụngcũtin bong da y hãng đã có 1 thông điệp rõ ràng với các lập trình viên viết ứng dụng cho iOS. Thông điệp này hiển thị khi bạn cố gắng chạy các ứng dụng 32-bit. Nó được phát hiện lần đầu tiên bởi CEO PSPDFKit và nhà phát triển ứng dụng Peter Steinberger. Nội dung đó là: ứng dụng của nhà phát triển "sẽ không hoạt động được trên các bản iOS tương lai", và rằng ứng dụng phải được nhà phát triển update để tiếp tục chạy. Các ứng dụng 32-bit vẫn chạy được trên iOS 10.3, nhưng có vẻ như iOS 11 sẽ dừng hỗ trợ hoàn toàn đối với chúng.
Dù thông báo của Apple không đề cập rõ ràng phiên bản 32-bit hay 64-bit của ứng dụng, thế nhưng thực tế là chỉ các ứng dụng 32-bit cũ mới "kích hoạt" lời khuyến cáo của Apple. Các thông điệp tương tự đề cập rõ ràng việc chỉ hỗ trợ ứng dụng 64-bit cũng đã có trong các bản beta của iOS 10.0, tuy nhiên, chúng bị xoá đi trong phiên bản chính thức của bản iOS này. Apple đã yêu cầu các ứng dụng mới được viết cho iOS phải hỗ trợ kiến trúc 64-bit kể từ tháng 2/2015, và các yêu cầu update ứng dụng từ tháng 6/2015 cũng phải hỗ trợ kiến trúc này. Bởi vậy, các ứng dụng đã "kích hoạt" lời khuyến cáo của Apple là những ứng dụng mà nhà phát triển nó đã không động vào ít nhất 1 năm rưỡi. Trên thực tế, lập trình viên đã có thể hỗ trợ 64-bit từ năm 2013, tuy nhiên, hầu hết họ đều "nói không" cho tới khi việc hỗ trợ này là một yêu cầu bắt buộc của Apple.
RIP 32-bit emulation mode in iOS 11? pic.twitter.com/byMFuJPuVN
— Peter Steinberger (@steipete) January 31, 2017
Hồi mùa thu năm ngoái, Apple có động thái mạnh tay, khi theo một báo cáo, hãng gỡ 43.300 ứng dụngkhỏi App Store.
"Táo khuyết" là công ty kiểm soát hoàn toàn phần cứng, hệ điều hành, và nền tảng phân phối ứng dụng. Đây chính là một phần lý do giải thích vì sao quá trình chuyển dịch từ 32-bit sang 64-bit diễn ra rất suôn sẻ và nhanh chóng. Phiên bản 64-bit của Windows phát hành năm 2005, và mặc dù kể từ thời Windows 7, bản 64-bit của Windows khá phổ biến trên thị trường, cho tới nay chúng ta vẫn có phiên bản 32-bit của Windows 10. Nó được cài trên các mẫu máy tính giá rẻ. Mac OS X (nay là macOS) bắt đầu hỗ trợ 64-bit từ 2003, và quá trình này phải tới 2012 mới hoàn thành. Các phiên bản hiện tại của hệ điều hành này vẫn có thể chạy ứng dụng 32-bit. Trên Android, nếu bạn mua các model smartphone đời mới, khả năng máy hỗ trợ 64-bit là khá cao. Tuy nhiên, một số máy Android mới vẫn chỉ hỗ trợ 32-bit, và các model đời cũ (thậm chí các máy thực sự được cập nhật phần mềm và có phần cứng hỗ trợ 64-bit) vẫn tiếp tục sử dụng phiên bản 32-bit của Android.
Một số cột mốc chính trong quá trình chuyển dịch sang 64-bit của Apple
Tháng 9/2013: Apple giới thiệu iPhone 5S. Chip Apple A7 của nó giúp 5S trở thành iDevice 64-bit đầu tiên. iOS 7 là phiên bản 64-bit đầu tiên của iOS, ít nhất khi nó chạy trên chip A7.
Tháng 10/2013: iPad Air và iPad Mini 2 được giới thiệu. Cả 2 đều dùng chip SoC Apple A7.
Tháng 3/2014: iOS 7.1 được tung ra. Nó giải quyết hầu hết lỗi crash liên quan tới bộ nhớ trong iOS 64-bit.