当前位置:首页 >Thể thao >Từ vụ cô giáo ở Tuyên Quang bị dồn vào góc lớp, học sinh vô lễ vì đâu?_cac tran dau hom nay 正文

Từ vụ cô giáo ở Tuyên Quang bị dồn vào góc lớp, học sinh vô lễ vì đâu?_cac tran dau hom nay

来源:Xổ số 88   作者:World Cup   时间:2025-01-11 00:36:32

Những ngày qua,ừvụcôgiáoởTuyênQuangbịdồnvàogóclớphọcsinhvôlễvìđâcac tran dau hom nay hình ảnh giáo viên bộ môn Âm nhạc, Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) - bị hàng chục học sinh dồn vào góc tường, chửi bới, ném dép ngay ở lớp học như một vết dao cứa vào lòng dư luận.

Nhiều người phát thốt lên không thể ngờ học sinh bây giờ lại có thể đối xử tồi tệ với giáo viên của mình như vậy. Có thể cô giáo đã làm gì đó khiến các em bức xúc. Nhưng dù lý do gì, hành động dồn cô giáo vào góc tường với rất nhiều hành vi xúc phạm là khó thể biện minh.

Cũng không ít người lên tiếng: "Học trò nay thật khác xưa", "Ngày xưa đi học, lời thầy luôn là tối thượng...". Quả vậy, nhiều bạn của tôi thời ấy có khi mới học cấp 2 đã bỏ học, thậm chí là dân anh chị "có số má" nhưng khi gặp thầy cô hoặc giữ lễ hoặc tìm cách lảng đi chỗ khác. Tuyệt nhiên, chúng tôi không có chuyện nói những lời vô lễ hay những hành vi thể hiện sự bất kính bởi "nhất tự vi sư, bán tự vi sư".

Tôi không bàn đến trong sự việc gây chấn động dư luận này, cụ thể lỗi của ai. Tôi ngẫm về nhân quả không chỉ từ nền giáo dục, mà cả xã hội. Tương lai của con cháu chúng ta đang được nuôi dưỡng trong mạch nguồn như thế nào?

Câu khẩu hiệu nổi tiếng trong trường học “Tiên học lễ, hậu học văn” như một đúc kết của tiền nhân, trước tiên phải học lễ. Mà lễ chủ yếu sẽ phải học đầu tiên từ chính gia đình. Sau đó, mới đến nhà trường dạy học trò về văn, là chữ nghĩa tri thức. Gia đình và nhà trường là những người vun gốc lễ, bền rễ văn. Lễ có nghĩa, nghĩa có lý. Vậy học lễ nghĩa ở đâu?

Xưa người học chữ học lễ từ Nho Giáo. Bần nông không biết chữ sẽ học lễ từ tôn giáo. Bởi vậy mà Phật giáo dễ dàng đi vào các làng xã Việt Nam bởi những nhà sư dạy chữ cho con, truyền niềm tin tâm linh và giáo pháp cho cha mẹ.

Các lễ cúng ở ban thờ tại gia cũng là hình ảnh ánh xạ lễ cúng ở Đàn Xã Tắc, Đàn Nam Giao. Ở những nghi lễ đó, kể cả thiên tử cũng phải học và tuân thủ lễ. 

Bởi vậy, tôi vẫn nghĩ ban thờ gia đình chính là trường học đầu tiên dạy làm người lễ nghĩa. Đứa trẻ học cách khiêm cung cúi đầu như lúa chín trĩu bông, học lịch sử gia tộc qua những bài văn cúng, học việc trân trọng các nghi thức cúng tế trang nghiêm để biết kính sợ các nguồn năng lượng vi tế thiên nhiên như thần linh và tiên tổ.

Tôi từng chứng kiến một người mẹ ở Hội An đã thắp hương lên ban thờ gia tiên, đưa người con phạm lỗi đến nói rõ lý do rồi mới đánh roi. Những bài học ấy chắc sẽ đi cùng đứa trẻ suốt đời. Tôi cũng chứng kiến người đạo diễn Trần Văn Thủy thắp hương lên ban thờ gia tiên giữa phòng khách rồi mới tiếp chuyện một đoàn quay phim Hàn Quốc, bởi gia tiên sẽ chứng kiến người đạo diễn nói sự thật.

Ở ban thờ gia tiên có nho giáo, có tôn giáo. Tôn chỉ “Tiên học lễ” có lẽ đầu tiên học chính từ ban thờ gia tộc. Những cái phanh văn hóa - tâm linh giúp con người luôn có những giới hạn rất khó, thậm chí không thể vượt qua để làm những điều cộng đồng không chấp nhận nếu không muốn bị cộng đồng loại bỏ, chưa nói đến những điều vi phạm pháp luật.

Giờ đây, ban thờ gần với việc cúng lễ xin lộc nhưng xa với việc cúng tế rèn lễ nghĩa, hoặc quá mê tín hoặc úi xùi cho xong. Phải chăng chính bởi việc mất những chiếc phanh văn hóa – tâm linh, người ta phóng quá nhanh nên không còn cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của văn hóa truyền thống, dễ dàng hời hợt tiếp nhận những giá trị văn hóa toàn cầu.

Tôn vinh trẻ em, làm bạn với con được học mót khắp nơi, mỗi người cha một trường phái, mỗi người mẹ đều là chuyên gia. Chúng ta kêu gọi bảo tồn văn hóa dân tộc nhưng dễ dàng quay lưng với những giá trị dậy làm người cốt lõi được đúc kết nghìn năm để chạy theo những món fastfood thời thượng.

Cả một lớp học sinh quây lại tấn công làm nhục giáo viên vì bất cứ lý do gì đi nữa cũng là một sự kiện chấn động. Chúng ta đi tìm căn nguyên của nó để giải quyết gốc rễ vấn đề thay vì đưa ra những hình thức xử lý chỉ mang tính chất tạm thời. 

Không phải đến bây giờ mà các sự việc đau lòng trong ngành giáo dục đã diễn ra từ nhiều năm nay. Nguyên nhân đã được nói rất nhiều là do đạo đức xuống cấp; nhiều trường lo dạy chữ hơn dạy người; do bệnh thành tích trong giáo dục...

Bên cạnh đó, vấn đề lớn hơn ở chuyện giáo dục nhân cách vẫn chưa thật sự được chú trọng trong trường học, dù nhiều trường vẫn còn treo bảng câu "Tiên học lễ - Hậu học văn". Đây cũng là thời điểm, một cú hích để các nhà quản lý, nhà trường cần xem lại toàn bộ cách dạy đạo đức cho học sinh từ trước đến nay.

Giáo dục nhân cách cho học sinh cần sự đồng bộ và kiên định của các mắt xích gồm Nhà nước, trường học và gia đình. Bởi thực trạng trên, việc chấn chỉnh không thể một mình ngành giáo dục có thể giải quyết.

Dù giải pháp nào, hành động ra sao cũng hướng về mục tiêu cuối cùng - mục tiêu vun đắp ngành giáo dục xứng đáng là ngôi đền thiêng để mọi người có lòng tin mà hướng về, để xã hội có thể yên tâm gửi gắm các thế hệ trẻ.

Vụ việc nhóm học sinh lớp 7 của Trường THCS Văn Phú dồn cô giáo vào góc tường, theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, nếu không có cách xử lý thỏa đáng sẽ để lại những hậu quả khôn lường.

Trong những tình huống “vượt ngoài tầm kiểm soát” như thế, theo ông Lâm, chính giáo viên cũng cần phải trang bị kỹ năng để tự bảo vệ mình.

“Thay vì tự mình xử lý vấn đề, khi gặp những học trò manh động, cô giáo cần phải gọi sự trợ giúp của Ban giám hiệu hoặc tổ bảo vệ của nhà trường. Chỉ khi chắc chắn vấn đề không nghiêm trọng, giáo viên mới tự mình xử lý dựa trên tinh thần thuyết phục để các em nhận ra thiếu sót, sai lầm, không phải để thỏa mãn sự bực tức cá nhân”.

Việc dùng một hành vi sai (như đòn roi, mắng chửi) để dạy dỗ một hành vi sai, theo ông Lâm, là điều tuyệt đối không nên làm.

Để cảm hóa, thu phục những học sinh manh động, hỗn hào, ông Lâm cho rằng đó là một hành trình dài và cần giáo viên phải có năng lực sư phạm để ứng phó với những bức xúc của học sinh. Điều này cần thực hiện dựa trên các yếu tố: uy nghiêm, tận tâm, chia sẻ, thông cảm, bao dung…

Trong câu chuyện của Trường THCS Văn Phú, ông Lâm cho rằng, để học sinh tới mức “cả giận mất khôn” như vậy một phần cũng do lỗi của giáo viên.

“Học sinh ở độ tuổi cấp 2 rất dễ thu phục, nhưng nếu không dùng biện pháp đúng dễ xảy ra tâm lý phản kháng, ức chế, manh động. Do đó, giáo viên nên cho học sinh nói thẳng, nói thật để thỏa bức xúc và lấy lại bình tĩnh. Thay vì khăng khăng giành lẽ phải về mình, cô giáo nên làm gương, thừa nhận sai sót nếu có để thuyết phục học trò. Khi giáo dục học sinh bằng sự chân thành, gương mẫu, tôn trọng, yêu thương, chắc chắn sẽ không xảy ra những câu chuyện ngoài mong muốn như thế”, ông Lâm nói.

Bà Phạm Mai, một nhà quan sát giáo dục, cho rằng trong tình huống học sinh có các biểu hiện quá khích, giáo viên cần giữ sự bình tĩnh. Sự luống cuống lo sợ hay ngược lại nóng giận bực tức đều không mang lại kết quả tích cực trong bất kỳ trường hợp nào, thậm chí còn có thể khiến trẻ thêm tăng động hoặc bị kích động nhiều hơn. Hơn nữa, chỉ có sự bình tĩnh mới có thể giúp các thầy cô sáng suốt đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời.

“Học sinh vì thấy cô tỏ ra bất lực và bối rối nên càng được đà lấn tới, khiến cho cô giáo sau đó phải có những hành động cực đoan và không có lợi cho hình ảnh người thầy”.

Trong vụ việc của Trường THCS Văn Phú, theo bà Mai, cô giáo không nên xử lý vấn đề một mình mà cần gọi điện thoại nhờ Ban giám hiệu tới hỗ trợ.  Về phía nhà trường, để dạy và phụ trách những lớp có các học sinh cá biệt như thế, Ban giám hiệu cần phân công giáo viên có kỹ năng sư phạm giỏi, hiểu biết tâm lý học sinh và có kinh nghiệm xử lý các vấn đề bạo lực học đường.

“Ban giám hiệu không nên để giáo viên một mình đối phó với học sinh cá biệt mà phải có sự hỗ trợ, bảo vệ và tư vấn kịp thời khi có vấn đề xung đột xảy ra giữa giáo viên và học sinh. Nhà trường cũng cần giữ liên hệ chặt chẽ với phụ huynh của các học sinh cá biệt để phối hợp với gia đình giáo dục trẻ.

Trong trường hợp trẻ cá biệt thiếu vắng cha mẹ hoặc cha mẹ thiếu sự hợp tác với nhà trường, việc giáo dục trẻ tại trường càng phải cẩn trọng hơn nữa, trước hết vì chính sự an toàn của thầy cô và các học sinh khác trong lớp”, bà Mai nói.

Hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội cũng cho rằng trước những “học sinh cá biệt”, giáo viên cần có năng lực sư phạm để tìm ra cách giải quyết hợp tình, hợp lý cho từng trường hợp học sinh.

“Khi học sinh vượt qua giới hạn là việc chửi nhưng không phải nhận sự trừng phạt nào, trẻ sẽ tiếp tục lấn tới, leo lên nấc cao hơn là có những hành động vô lễ. Nếu tiếp tục không có sự trừng phạt nào, chúng sẽ coi đó là điều bình thường và tiếp tục có những hành động đi quá giới hạn. Trong tình huống này, nếu không xử lý triệt để có thể sẽ dẫn tới những hành vi đau lòng”.

Vì thế, vị hiệu trưởng này cho rằng, trong các trường học hiện nay cần phải thành lập một tổ phản ứng nhanh, bao gồm Ban giám hiệu, giám thị, bảo vệ để kịp thời xử lý và có biện pháp răn đe trong những tình huống tương tự xảy ra.

Thúy Nga

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá