Giới khoa học Trung Quốc tuyên bố tìm ra cách 'hô biến' đồng thành vàng_m7 bong
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 08:30:00 评论数:
Một nhóm các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu Vật lý Hóa học Dalian,ớikhoahọcTrungQuốctuyênbốtìmracáchhôbiếnđồngthànhvàm7 bong Trung Quốc vừa công bố một nghiên cứu mới trên tạp chí Science Advances. Trong đó, họ mô tả phương thức biến kim loại đồng thành một dạng vật liệu gần giống như vàng.
Theo South China Morning Post, phát hiện trên của nhóm nghiên cứu có thể giúp giảm đáng kể việc khai thác và chế tác kim loại quý hiếm.
Giáo sư Sun Jian và các đồng nghiệp tại Viện Vật lý hóa học Dalian, Viện khoa học Trung Quốc tại Liaoning đã cố gắng sao chép các đặc tính của vàng bằng cách bắn một luồng khí argon nóng, tích điện vào vật liệu đồng.
Quy trình này cho phép các hạt ion hóa chuyển động nhanh và đẩy các hạt nguyên tử đồng khỏi mục tiêu. Khi các hạt nguyên tử nguội đi và ngưng tụ trên bề mặt đồng, chúng sẽ tạo ra một lớp cát mỏng giống như vàng. Lớp cát này có kích thước siêu nhỏ, chỉ khoảng 1/1000 vi khuẩn.
Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục đặt vật liệu đồng trên vào buồng phản ứng và dùng thêm các chất xúc tác để bắt đầu quá trình biến than thành cồn (alcohol). Đây là một quy trình hóa học đòi hỏi các kim loại quý mới có thể xử lý được.
Kết quả là các hạt nano đồng đóng vai trò xúc tác rất hiệu quả, tương tự như vàng và bạc. Ông Sun khẳng định:"Kết quả từ thử nghiệm đã minh chứng kim loại đồng có thể biến đổi từ 'gà' thành 'phượng hoàng'". Nhóm cũng tuyên bố, vật liệu đồng sau khi trải qua quy trình trên có thể chống được nhiệt độ cao, oxy hóa và ăn mòn.
Nhóm nghiên cứu cho biết, mục đích của họ không nhằm sản xuất hoặc chế tạo các đồng xu vàng vì mật độ phân tử của nó vẫn là đồng nên nhẹ hơn đáng kể so với vàng.
Họ chỉ áp dụng phương pháp này để thay thế cho vàng trên một số thiết bị điện tử. Hầu hết các thiết bị điện như smartphone, máy tính bảng đều chứa kim loại. Người ta ước tính một gram quặng vàng có thể được tìm thấy trong khoảng 40 chiếc smartphone.
Các nhà khoa học cũng tin tưởng, nghiên cứu này sẽ thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp luyện kim của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.