Căncứ tình hình thực tiễn của Đảng và của đất nước,ấnđềcấpbáchvềxâydựngĐảnghiệkết quả peru của thế giới, Hội nghị Trungương 4 khóa XI xác định 3 vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng ta hiệnnay với mong muốn tạo ra những kết quả cụ thể rõ rệt để củng cố niềm tin củacán bộ đảng viên và nhân dân.
Ba vấn đề đó là: Ngăn chặn, đẩy lùitình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Xây dựngđội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu củasự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Xác định rõ thẩmquyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệvới tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị.
Ba vấn đề này không phải lần đầutiên Đảng ta đặt ra mà đã có nhiều cuộc vận động, nhiều chủ trương, nghị quyếtcủa Đảng trong nhiều năm, nhiều kỳ đại hội. Song kết quả vẫn chưa đáp ứng yêucầu, thậm chí có những vấn đề trở nên trầm trọng hơn như Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng đã khẳng định. Sở dĩ như vậy không phải chúng ta không bắt trúng mạch,không chọn đúng và trúng vấn đề mà cơ bản chúng ta còn làm chưa tới tầm, tiếnhành không đồng bộ, riêng rẽ từng vấn đề, thiếu sự chỉ đạo tập trung, dứt mạch.
Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 (khóaVIII) chúng ta đặt ra cũng quyết liệt, tưởng như sẽ xoay chuyển được tình hình.Song do nhiều nguyên nhân, kết quả không như mong muốn, vấn đề bị chìm sâu vàoim lặng và tình hình lại trở nên nghiêm trọng hơn.
Ba vấn đề Hội nghị Trung ương 4 khóaXI nêu lên là trọng tâm, cấp bách, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đóvấn đề thứ nhất là cốt lõi, xuyên suốt và cấp bách nhất. Giải quyết 3 vấn đềnày, chúng ta hy vọng sẽ có chuyển biến thật sự, Đảng ta sẽ vững mạnh hơn, cáctiêu cực và tệ nạn sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi từng bước.
Để thực hiện 3 vấn đề cơ bản, cấpbách của công tác xây dựng Đảng hiện nay, chúng ta có nhiều việc phải làm, songcần tập trung những nhiệm vụ chính sau:
Một là, nhận diện thực trạng suythoái cụ thể của từng cán bộ, đảng viên đang diễn ra ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗitổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể.
Đây là công việc đối với từng conngười, từng cán bộ, đảng viên cụ thể đang sống và làm việc ở mỗi cơ quan, đơnvị cụ thể. Vì thế biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sốngbiểu hiện ở mỗi người khác nhau, tác hại và phạm vi ảnh hưởng của nó với cuộcsống cũng khác nhau. Người có trách nhiệm càng cao, giữ cương vị càng lớn, táchại của sự suy thoái càng rộng, càng nguy hiểm. Tổ chức Đảng, cơ quan, cấp ủynhận diện ai bị suy thoái, họ đang ở đâu, suy thoái về cái gì, suy thoái ở mứcđộ nào, suy thoái như thế nào... cần được thẳng thắn chỉ ra để khắc phục. Nhândân, báo chí, các tổ chức quần chúng kịp thời phát hiện cán bộ, đảng viên suythoái và Đảng thật sự tôn trọng các ý kiến đó để nghiên cứu nghiêm túc, kháchquan, có thái độ và biện pháp giải quyết dứt điểm.
Điều cốt lõi và quyết định là sựnhận diện suy thoái của mỗi cán bộ, đảng viên. Họ phải tự nhận diện được chínhmình đã, đang suy thoái về cái gì, suy thoái như thế nào, ngay cả những đảngviên, cán bộ cao cấp. Người có chức vụ càng cao trong Đảng, trong chính quyềncàng phải gương mẫu làm việc này. Trước hết phải hỏi chính mình có suy thoáikhông? Không nên cho rằng chỉ có sự suy thoái ở người khác, ở cấp dưới mình vàtự cho mọi việc làm của mình là đúng đắn, là chuẩn mực, là bất khả xâm phạm.
Sở dĩ việc ngăn chặn, đẩy lùi tìnhtrạng suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên kém hiệuquả là vì chúng ta nhận diện vấn đề này còn chung chung, thiếu cụ thể đã là nơiẩn nấp của những người vi phạm trong những đám mây mù mờ ảo, kéo dài.
Hai là, nhìn thẳng vào sự thật, trảlời cặn kẽ những câu hỏi trăn trở, day dứt lâu nay về công tác xây dựng Đảngkém hiệu quả mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra một cách thẳng thắn, nghiêmtúc trước Ban Chấp hành Trung ương.
Câu hỏi lớn đó là: Vì sao công tácxây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thịrất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêucầu? Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ thamnhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ởcấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọnghơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng?
Đây là câu hỏi có tầm quan trọng đặcbiệt đòi hỏi Ban Chấp hành Trung ương hiện nay có trách nhiệm đi sâu phân tích,mổ xẻ, chỉ ra đúng căn nguyên để có biện pháp chữa trị hữu hiệu. Tất nhiên,chúng ta không thể giải quyết toàn bộ mọi vấn đề ngay cùng một lúc nhưng cũngkhông thể kéo dài tình trạng như hiện nay.
Tổng Bí thư cho rằng vấn đề chỉ cóthể được giải quyết khi từng đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viênTrung ương Đảng thật sự nhìn thẳng vào sự thật và thấy rõ trách nhiệm của mìnhtrong từng câu trả lời cho những câu hỏi ấy. Sở dĩ như vậy vì Trung ương là cấpcao nhất của Đảng, nơi quyết định mọi chủ trương, đường lối quan trọng của Đảng.Trung ương chuyển biến thì toàn Đảng chuyển biến để tiến bộ đi lên.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhấtlà người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp hiện nay.
Cán bộ là gốc của mọi công việc. Cánbộ cũng là đảng viên, cũng không ngoài những vấn đề đặt ra cần giải quyết đãnêu ở các phần trên. Đảng ta là Đảng cầm quyền, nên hầu hết cán bộ đều là đảngviên. Đặc biệt đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương đangcó những đòi hỏi rất cao mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế.
Thực tế một bộ phận trong họ suythoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống sẽ gây tác hại rất lớn trongĐảng và trong xã hội đối với trước mắt và lâu dài. Nhất là với người đứng đầucấp ủy, chính quyền và cương vị của họ càng cao thì tai hại của sự suy thoáicàng lớn.
Từ lâu Bác Hồ và Đảng ta đã nhận rõý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này và có nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉthị đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Song thực tế vẫn xảy ra tình trạng suythoái ở không ít người đứng đầu mọi cấp. Xây dựng chỉnh đốn Đảng không thể đểtình trạng này kéo dài và còn kéo dài, còn tái diễn thì công tác xây dựng Đảngsẽ không có kết quả. Chính vì thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị từngđồng chí và toàn Ban Chấp hành Trung ương nhìn thẳng vào sự thật, đánh giákhách quan đội ngũ cán bộ một cách nghiêm túc để sửa chữa, khắc phục những yếukém, từ những yếu kém nhỏ nhất đến những sai lầm, thiếu sót nghiêm trọng.
Tổng Bí thư đã xác định những việccần và có thể làm ngay là từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí Ủyviên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tự giác, gương mẫu tự phêbình, kiểm điểm nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cáigì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vậtchất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tệ hại.Toàn Đảng và nhân dân đang chờ đợi sự chuyển biến quan trọng này.
Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viênnói chung trước hết, trên hết là sự gương mẫu của Ban Chấp hành Trung ương, củanhững người đứng đầu là phương thức và hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, làbài học luôn đúng với mọi thời kỳ và đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiệnnay thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần gắn với thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, hội nhập với thế giới.
PGS- TS TRẦN QUANG NHIẾP