Người phụ nữ vượt biến cố cuộc đời, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng_tin le keo

Cách đây 20 năm,ườiphụnữvượtbiếncốcuộcđờikhởinghiệpvớihaibàntaytrắtin le keo khi biết tin mình mang bầu lúc còn đang là sinh viên năm thứ 2 một trường cao đẳng ở TP. Vinh (Nghệ An), chị Hoa không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ là chủ một xưởng may đang phát triển ổn định với doanh thu khoảng 600 triệu đồng/năm.

Thậm chí, khi ấy, những lúc tuyệt vọng quá, chị đã nghĩ rằng “hay là đưa đứa trẻ này tới trung tâm bảo trợ xã hội?”.

Nhưng rồi, từng ngày một, chị nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của một bà mẹ đơn thân 20 tuổi, bị khuyết tật vận động nặng một bên chân phải để nuôi dạy con thành người và xây dựng cho mình một cơ ngơi đáng nể.

“Sau khi biết mình có bầu, tôi xin bảo lưu việc học để sinh con. Sinh con xong, tôi cũng đi xin việc ở nhiều nơi, cũng thử cả buôn bán nhưng đều gặp khó khăn. Rồi thấy mình phù hợp với nghề may, tôi vừa học vừa làm”, chị Như Hoa chia sẻ.

Sau một thời gian dài rèn luyện tay nghề, chị thấy nghề may phù hợp với thể trạng của mình nên quyết định mở tiệm may nhỏ.

Ban đầu, chị chỉ có 1 máy may, sau dần gây dựng được uy tín, chị mua thêm 2-3 máy, tuyển thêm người để đáp ứng nhu cầu của khách.

{keywords}
Chị Như Hoa làm việc ở xưởng may. Ảnh: NVCC

4 năm gần đây, được Trung tâm Hỗ trợ người khuyết tật của tỉnh tạo điều kiện, chị thuê được mảnh đất trong vòng 30 năm để dựng xưởng và xây một phòng ở nhỏ cho mình và con trai.

Nhớ lại những ngày tháng gian khổ nhất, chị Hoa kể: “Biết con gái đang đi học lại có bầu, bố mẹ tôi phải mất một thời gian dài để chấp nhận. Riêng bố vẫn giận, có một thời gian không nhìn mặt con gái. Mẹ thì thương nên vẫn chăm sóc lúc tôi sinh bé”.

Khi con được 6 tháng, hai mẹ con chị chuyển ra ngoài thuê phòng trọ ở. “Giá thuê phòng trọ lúc ấy chỉ có 200-300 nghìn đồng/tháng, nhưng cứ đến cuối tháng là tôi rất sợ vì đến kỳ đóng tiền nhà. Cũng may mắn là chủ nhà hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của mình, cho nợ 2-3 tháng mới trả một lần, thậm chí có tháng còn không lấy tiền nhà hay tiền điện nước”.

Tủi thân nhất vẫn là những lúc con ốm, không có ai ở bên, một mình đi lại vất vả, chị phải chạy đôn chạy đáo đưa con đi viện, chăm sóc con. “Nhiều khi cảm thấy mình khó có thể vượt qua được. Những chông chênh, vất vả, tủi thân thì hầu như thường trực mỗi ngày. Sau này, khi mình có tuổi rồi, tâm lý và cảm xúc cũng vững vàng hơn mới bớt đi những cảm xúc đó”.

Chị nói, khó khăn là không thể kể hết, nhưng sau cùng khi nhìn lại, chị vẫn cảm thấy biết ơn quyết định giữ lại con ngày ấy. “Nếu cho chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ làm như thế”. Bây giờ, cậu con trai của chị đã là sinh viên năm thứ 2 một trường đại học ở TP. Vinh.

{keywords}
Xưởng may của chị sản xuất hàng thời trang may kỹ và cao cấp. Ảnh: NVCC

Xưởng may của chị hiện có 10 nhân công là người khuyết tật, thu nhập mỗi người từ 3,5 đến 8,5 triệu đồng/tháng. Hiện tại, xưởng của chị đang cung cấp các sản phẩm thời trang cho 5 cửa hàng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, mỗi tháng sản xuất 420-450 sản phẩm.

Mới đây, để tận dụng nguồn vải vụn của xưởng may, chị có ý tưởng sản xuất các sản phẩm túi xách, đồ trang trí nhỏ xinh để tăng thu nhập cho người lao động cũng như hạn chế rác thải ra môi trường.

Do đang dồn hết vốn cho xưởng may nên ý tưởng này của chị mới đang ở giai đoạn ban đầu, chưa có điều kiện mở rộng thị trường. Tuy nhiên, mới đây ý tưởng đã giành nhiều hạng mục giải thưởng trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức.

“Đơn vị tài trợ đã cam kết sẽ đầu tư gần 100 triệu đồng để mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán các sản phẩm may mặc từ vải vụn trong thời gian tới”, chị Hoa cho biết.

Không chỉ tất bật với công việc ở xưởng may, chị Hoa còn đảm nhận vị trí Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ và bé gái khuyết tật tỉnh Nghệ An.

Có cơ hội tiếp xúc với nhiều chị em khuyết tật, chị Hoa rất thấu hiểu những tâm tư, trở ngại của họ trong việc hoà nhập với cộng đồng. Chị chia sẻ: “Một trong những vấn đề lớn nhất chính là từ bản thân người khuyết tật, họ vẫn còn tự ti, mặc cảm về bản thân. Điều đó khiến họ không nhận ra năng lực của mình. Nhưng nguyên nhân của chuyện này cũng là do tác động kép của những thành kiến – thành kiến về việc không coi trọng phụ nữ, và phụ nữ khuyết tật còn bị coi thường hơn, nhất là ở những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa”.

Một lý do khác là sự thiếu tin tưởng của chính những người thân dành cho thành viên khuyết tật trong gia đình. “Có em chia sẻ với tôi rằng bố mẹ sợ em ra đường nguy hiểm nên cố giữ ở trong nhà, khiến em không được tiếp xúc với ai. Hay có em lại tâm sự, gia đình có đám cưới nhưng không cho em đi rước dâu vì sợ không may mắn, đội hình không đẹp. Em phải ở nhà, buồn rồi khóc. Những lúc ấy, tôi lại phải động viên các em, cũng như nói chuyện với bố mẹ các em. Chuyện thay đổi thành kiến cần rất nhiều thời gian nhưng mình cứ cố gắng làm rồi cũng sẽ có kết quả”.

Tham gia câu lạc bộ và nhận dạy nghề miễn phí cho phụ nữ khuyết tật ngay tại xưởng may, chị Hoa tâm sự, đôi khi chị không chỉ là thầy mà còn là chị, là mẹ với các em, các cháu nhỏ tuổi.

Ước mơ của chị trong thời gian tới là mở được một lớp dạy nghề miễn phí có quy mô lớn hơn cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật để các em có một công việc ổn định, độc lập được trong cuộc sống sau này.

{keywords}
Sản phẩm sản xuất từ vải vụn của xưởng. Ảnh: NVCC
{keywords}
Ý tưởng mở cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm may mặc từ vải vụn của chị đã được đầu tư gần 100 triệu đồng. Ảnh: NVCC
{keywords}
Chị Như Hoa (thứ 3 từ trái sang) nhận giải thưởng trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020. Ảnh: NVCC
{keywords}
Chị Hoa hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ và bé gái khuyết tật tỉnh Nghệ An. Ảnh: NVCC
Cậu bé một tay năm xưa giờ thành nhà thiết kế thời trang có tiếng

Cậu bé một tay năm xưa giờ thành nhà thiết kế thời trang có tiếng

 Khuyết cánh tay trái nhưng Nguyễn Minh Thái chọn một nghề mà ít người khuyết tật dám chọn và có thể làm được: Nhà thiết kế thời trang.  

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Hàng chục tên lửa xâm nhập bắc Israel, Hezbollah đề bạt 2 chỉ huy mới
下一篇:Khởi tố gã đàn ông để điều tra vụ hiếp dâm bé gái 7 tuổi ở Thái Bình