Live streaming: Cuộc đua bắt đầu khốc liệt tại thị trường Việt Nam_kết quả trận hôm nay
“Cơn bão” live streaming đang đổ bộ tại Việt Nam
Từ tháng 4/2011,ộcđuabắtđầukhốcliệttạithịtrườngViệkết quả trận hôm nay Youtube ra mắt tính năng Youtube Live cho phép truyền hình trực tiếp các sự kiện trên nền tảng của mình.Tại thời điểm đó, live stream vẫn là một khái niệm chưa phổ biến tại Việt Nam và chưa được ứng dụng rộng rãi. Cho đến đầu năm 2014, TalkTV (hay thời điểm đó còn gọi là Cctalk ) một sản phẩm của VNG xuất hiện đã tạo nên những động thái kích thích thị trường video live streaming sôi động hơn. Tập trung phát triển hai mảng nội dung giải trí chính là streaming Game & biểu diễn live streaming của Idol, TalkTVnhanh chóng thu hút lượng người dùng khổng lồ.
Sau TalkTV, thị trường video live streaming chứng kiến sự gia nhập của một loạt sản phẩm của các công ty trong nước lẫn nước ngoài. Điển hình phải kể đến một số cái tên như IdolTV (VTC), 88sao, Hallostar, StarTV... tập trung phát triển mảng nội dung Idol. Trên một mặt trận khác, Twitch, Azubu - những ông lớn nước ngoài đầu tư khai thác thị trường live streaming game tại Việt Nam.
Video live streaming tại Việt Nam trở nên thực sự bùng nổ khi Facebook mở "public" tính năng Facebook live cho toàn bộ người dùng trên di động. Người dùng Việt Nam bắt đầu quan tâm tới việc live streaming mọi lúc, mọi nơi, mọi chủ đề và "live streaming" trở thành cơn sốt trong suốt từ đầu năm 2016 tới nay. Youtube mở ra Youtube Connect , TalkTV cũng mở tính năng live streaming cá nhân cho toàn bộ người dùng trong phiên bản mobile của mình.
Với gần 40 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, trong đó độ tuổi của người dùng khá trẻ có nhu cầu chia sẻ trải nghiệm, thể hiện bản thân cao thì live streaming là một xu hướng nhanh chóng được người dùng Internet Việt Nam yêu thích. Sở hữu tiềm năng về người dùng lớn, nhiều "ông lớn" đang tập trung phát triển sản phẩm và cập nhật tính năng live streaming để đón đầu xu hướng này tại Việt Nam. Ngoài Youtube, Facebook, TalkTV (VNG), Twitch (Amazon)... thị trường Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều "đại gia" châu Á, phải kể đến Naver (Vapp), KJ (WSTV), Bigo...VTVGo - trực thuộc VTV - đài truyền hình Việt Nam cũng bắt đầu cuộc chơi lớn với việc live streaming các nội dung bản quyền như bóng đá (Euro 2016).
Với đặc thù video live streaming phụ thuộc nhiều vào chất lượng nội dung & thị hiếu người dùng, thị trường hiện nay khá phân mảnh. Nền tảng Youtube Live được các công ty trong nước chủ yếu sử dụng để live streaming sự kiện, liveshow... Facebook Live hạn chế về chất lượng live streaming, được người dùng cá nhân sử dụng cho các mục tiêu tương tác tức thời, không thường xuyên. V-Live (Naver) tập trung live streaming dành riêng cho người nổi tiếng và các nội dung, live show K-Pop.