Theàmgìđểgiảmnguycơngộđộcthựcphẩmtừbếpăntậpthểbóng đá trực tiếp hôm quao báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10 cả nước xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm với 261 người bị ngộ độc (6 người tử vong). Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, cả nước xảy ra 93 vụ với 1.617 người bị ngộ độc, 21 người tử vong. Trong số này, không ít vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hiện nay việc cung cấp bữa ăn bán trú, bữa ăn ca tại các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục rất phổ biến và đa dạng với rất nhiều hình thức khác nhau: tự tổ chức bếp ăn tại chỗ, mua suất ăn sẵn do đơn vị khác cung cấp, hợp đồng với các doanh nghiệp để tổ chức bếp ăn.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm quy định pháp luật của các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể. Tuy nhiên, vẫn xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đặc biệt là bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp và trường học, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động và học sinh.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, các bếp ăn tập thể, bếp ăn phục vụ đông người tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất lớn. 80% các vụ ngộ độc xảy ra tại bếp ăn tập thể có thể do vi sinh vật như tụ cầu vàng, E.coli, Salmonella...
Khi ăn, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần; thậm chí, một số trường hợp có thể bị đau đầu, hôn mê… Nếu không được cấp cứu, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, người bị ngộ độc thực phẩm có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Đặc biệt, tại các bếp ăn tập thể, nếu môi trường không bảo đảm vệ sinh, vi khuẩn từ đất, nước, không khí ô nhiễm có thể xâm nhập vào dụng cụ chứa đựng, chế biến thức ăn. Nếu người chế biến thực phẩm không mang găng tay, để thực phẩm sống và chín gần nhau, dùng chung dao thớt cũng làm tăng nguy cơ gây ngộ độc.
Tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm phải phù hợp từng đối tượng
Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học, theo Bộ Y tế, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm, biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với từng đối tượng (công nhân, học sinh, sinh viên, cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm, nhân viên nhà trường).
Bộ Y tế cũng khuyến khích huy động sự tham gia, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, công đoàn trong khu công nghiệp/khu chế xuất, các cơ sở y tế, ban đại diện cha mẹ học sinh, đoàn thanh niên tại nhà trường, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các khu nghiệp/khu chế xuất, các bệnh viện, trường học…
Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phòng tránh ngộ độc từ bếp ăn tập thể, các đơn vị tổ chức bếp phải luôn tuân thủ nghiêm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm. Nguồn nguyên liệu, thực phẩm cung cấp cho bếp ăn phải được kiểm soát chặt về nguồn gốc, xuất xứ.
Người nấu ăn phải được tập huấn và nắm vững kiến thức về an toàn thực phẩm. Cơ sở phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện về vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, bếp ăn phải tuân thủ nguyên tắc 1 chiều, phân khu riêng biệt. Đặc biệt, thực phẩm sống và chín không được để lẫn lộn; đồng thời có các phương tiện ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại xâm nhập, dụng cụ chế biến sạch sẽ, thùng rác có nắp đậy…
Khi nấu xong, thức ăn phải được đựng trong các dụng cụ chứa đựng bảo đảm sạch sẽ. Người vận chuyển, phân chia suất ăn phải thực hiện các điều kiện vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đeo găng tay…
Nếu thực phẩm cần được vận chuyển sang khu vực khác, cơ sở chế biến phải bảo đảm thực phẩm được bao gói, chứa đựng trong các phương tiện chuyên dụng, bảo đảm thức ăn được sử dụng trong vòng 2 tiếng sau khi nấu.
Hoàng Linh
Các thực phẩm làm giảm nguy cơ mắc ung thưRau họ cải hay những loại cá béo như cá hồi, cá thu chứa các hợp chất ngăn ngừa viêm, giảm nguy cơ mắc ung thư.