Mục tiêu của kế hoạch là phấn đấu tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ,ỉnhTriểnkhaiđềánđổimớiviệcthựchiệncơchếmộtcửamộtcửaliênthôti so west ham giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại 100% bộ phận “một cửa cấp huyện và bộ phận “một cửa” cấp xã; hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 50%, 40%, 35% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để bảo đảm việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; tăng tối thiểu 20% mỗi năm tiếp theo đối với kết quả thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để bảo đảm việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu tối thiểu 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu được cơ quan Nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu. Thời gian chờ đợi tối đa của người dân, doanh nghiệp tại bộ phận “một cửa” xuống trung bình còn 30 phút/1 lần đến giao dịch…
Từ năm 2023-2025, phấn đấu tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để bảo đảm việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan Nhà nước kết nối, chia sẻ. Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% với tổng số hồ sơ tiếp nhận. Tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử. 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng. Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% vào năm 2025…
Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã và cơ quan ngành dọc tiếp tục thực hiện rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế, quy định liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông để đáp ứng yêu cầu triển khai các nội dung nhiệm vụ của đề án; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh; đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các căn cứ pháp lý trong triển khai thực hiện các nội dung đổi mới; mở rộng danh mục TTHC thực hiện theo mô hình “phi địa giới hành chính”; triển khai rà soát, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu lưu trữ điện tử đối với hồ sơ TTHC.
Cùng với đó, các địa phương, đơn vị đánh giá tình hình, thực trạng và xây dựng kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC từ văn bản giấy đang còn hiệu lực, thuộc thẩm quyền giải quyết sang văn bản điện tử hoặc dữ liệu số; tổ chức cập nhật vào không gian quản lý dữ liệu điện tử tỉnh Bình Dương, hoàn thành trước ngày 31-12-2025.
SÔNG TRÀ