Đổ lỗi AI làm IT mất việc_kết quả trận atlanta

作者:World Cup 来源:Thể thao 浏览: 【】 发布时间:2025-01-25 14:56:23 评论数:

AI và robot đang giúp năng suất ở nhiều khâu trong quá trình làm phần mềm lên gấp 2-3 lần. Những công ty công nghệ lớn như Microsoft,ĐổlỗiAIlàmITmấtviệkết quả trận atlanta Alphabet, Amazon cũng tiến hành thu hẹp đáng kể nhân sự. Meta cắt giảm hơn 11.000 người, Google sa thải 12.000 nhân viên, mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk giảm hơn 6.000 người. Tình trạng ảm đạm của thị trường việc làm ngành IT có thể kéo dài 2-3 năm tới. Thực tế đó kéo theo những lo ngại về việc AI đang và sẽ cướp nhiều công việc của nhân sự công nghệ thông tin.

Nói về sự phát triển của AI và tình trạng mất việc của nhiều nhân sự IT hiện nay, độc giảHồ Đồcó một cái nhìn khác: "Những công việc nào có tính lặp đi lặp lại sẽ bị máy móc thay thế. Lịch sử đã chứng minh điều này qua những lần cách mạng công nghiệp, từ máy dệt đầu tiên cho đến robot trong dây chuyền sản xuất ôtô. Bản thân ngành IT cũng có rất nhiều công việc lặp đi lặp lại, và những công việc này không sớm thì muộn cũng sẽ bị AI thay thế.

Tuy nhiên, nếu nói về mức độ lặp đi lặp lại, hiện nay nhiều ngành khác còn có mức độ, tỷ lệ cao hơn nhiều lần, như: y tế, giáo dục, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ công... cho nên cuộc chiến AI giành việc của con người sẽ lan tràn khắp nơi chứ không riêng gì trong lĩnh vực IT.

Lĩnh vực IT có tính cạnh tranh quốc tế, không biên giới, vì vậy sẽ bị AI 'đánh phá' đầu tiên. Các ngành có tính cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn thông cũng sẽ sớm bị AI cạnh tranh việc làm. Các ngành có sức ỳ lớn như y tế và giáo dục sẽ đi sau đó... Đây là quá trình không thể đảo ngược. Nhưng dù là nhân lực làm trong bất cứ ngành nghề nào, nếu công việc của bạn không quá lặp đi lặp lại, nhiều tính sáng tạo - đổi mới, bạn không việc gì phải lo sợ AI cả".

Đồng quan điểm, bạn đọc Toannmnhấn mạnh: "Ngành IT sẽ không bao giờ lỗi thời, nhưng ngày càng kén người. Các em, các cháu giờ đổ hết vào học IT nên các ngành này ở Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ... điểm đầu vào cũng tăng cao nhất nước. Các bạn trẻ chủ yếu học theo trend mà chưa biết mình nghĩ và cần gì. Nếu ai không có đam mê, tài năng, thì sau này sẽ không thể giỏi hẳn, cũng nhanh chán với nghề và rồi dễ bị đào thải. Tôi biết một số bạn và anh chị (có cả 8X, 7X), học IT của Đại học Bách Khoa Hà Nội (thậm chí có cả kỹ sư tài năng) nhưng giờ vô hướng, không biết làm gì, vì họ quá chán nghề IT".

>> 'Nhiều IT mất việc vì chạy theo ảo vọng blockchain, NFT'

Vậy người làm IT cần gì để giành lấy công việc trước sức ép của AI? Độc giả Christian Nguyenbình luận: "AI rõ ràng là xu thế và ai cũng biết ngành IT đặc trưng là phải luôn học hỏi công nghệ mới. Tình trạng ảm đạm của ngành IT nguyên do là từ tình hình kinh tế toàn cầu năm nay không tốt mà thôi. Lập trình viên là người đi giải quyết vấn đề (problem solving) trên môi trường số, bao gồm nhiều kỹ năng: critical thinking, communication, clarification... chứ không phải chỉ đi viết code là xong.

Trong khi đó, không có công nghệ AI nào có thể giúp bạn đi làm rõ yêu cầu với khách hàng trước khi code cả và cũng không có AI nào có thể giúp bạn debug, tìm ra lỗi nghiệp vụ của một đoạn code. Nên tóm lại, cơ hội vẫn luôn dành cho những người biết tận dụng thời cơ".

Khẳng định người làm IT vẫn còn nhiều cơ hội việc làm, bạn đọc Ndtribkkết lại: "Tôi nghĩ còn rất lâu nữa con người mới bị AI thay thế. AI giờ mới ở mức đang phát triển và công việc của lập trình viên cũng không phải là thiếu. Nói đơn giản như làm sao thiết kế một phần mềm kiểm tra độ chính xác của văn bản hay hệ thống rà soát ngăn chặn hành vi gian lận trong thi cử ở các trường đại học còn chưa được phát triển mạnh, thì vấn đề AI thay thế con người vẫn còn rất lâu nữa.

Đa phần các phần mềm đơn giản cũng cần fix bug vì bị hacker truy cứu hash thường xuyên thì đương nhiên vẫn cần con người - các vị trí như software engineer, cyber security...

Riêng năm nay, ngành CNTT đang có xu hướng bão hòa, nhiều công ty công nghệ lớn phải cắt giảm nhân sự vì nhiều lý do: về kinh tế (chủ yếu), cũng như nhận thức của con người về AI còn hạn chế. Đến khi nào AI có thể giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp thì khi đấy mới không còn khái niệm CNTT nữa.

CNTT phát triển cũng chỉ để trả lời cho câu hỏi về tính hữu dụng của trí tuệ nhân tạo (bất kỳ xu hướng nào cũng phát triển về cái đích máy móc, AI mà thôi) hay xa hơn nữa là đạo đức triết học (một cỗ máy thực sự có ý thức hay không?). Thế nên, nhanh lắm thì 50 năm nữa cái ngành Khoa học máy tính, công nghệ thông tin mới hết hot. Nên các nhận sự IT hãy cứ bình tĩnh, tập trung học tập và phát triển mà thôi".

Thành Lêtổng hợp

>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.