Theâythủyđậutừcontrainambệnhnhântuổitửnhận định peruo Phó giáo sư, bác sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trung tâm vừa cấp cứu nam bệnh nhân 32 tuổi với chẩn đoán mắc thuỷ đậucó biến chứng viêm phổi, suy gan.
Trước khi vào viện 2 tuần, bệnh nhân có tiếp xúc với con trai mắc thuỷ đậu. Mười ngày sau, bệnh nhân xuất hiện nốt phỏng nước dưới da kèm theo sốt, gai, rét. Bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán thuỷ đậu và dùng thuốc. Tuy nhiên, các triệu chứng không thuyên giảm nên người nhà đưa anh vào bệnh viện tuyến dưới khám. Khi bệnh nhân chuyển nặng, tuyến tỉnh đã chuyển người này lên Bệnh viện Bạch Mai.
Tại Trung tâm Cấp cứu A9, bệnh nhân có biểu hiện sốt kèm theo các triệu chứng suy đa phủ tạng, hôn mê, xuất huyết não, có tổn thương tim, đông đặc phổi.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang được chuyển sang Trung tâm Bệnh truyền nhiễm theo dõi. Một ngày sau, bệnh nhân chuyển biến xấu rất nhanh. Các dấu hiệu sinh tồn giảm nên gia đình xin về và tử vong tại nhà. Bác sĩ Cường cho biết đây là trường hợp đáng tiếc vì bệnh nhân còn trẻ.
Trong một tháng trở lại đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới tiếp nhận nhiều trường hợp bị thủy đậu. Bác sĩ Cường khuyến cáo người lớn cũng không nên chủ quan với căn bệnh này.
Thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt phỏng, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Cách tốt nhất là phòng bệnh bằng tiêm vắc xin, đặc biệt là nhóm người có nguy cơ cao như suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, người có bệnh nền.