Theúhuýchgiúpthịtrườngdịchvụtruyềnhìnhcạnhtranhlànhmạti so m7o đánh giá của ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT đưa ra tại Hội thảo chuyên đề về quản lý báo chí, thông tin điện tử và viễn thông trong tình hình mới ngày 23/12, việc Nghị định 06/2016/NĐ-CP về "Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình" được ban hành ngày 18/1/2016 với chính sách cởi mở, rõ ràng hơn so với trước đây đang có tác động tích cực đến sự cạnh tranh của thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình theo hướng lành mạnh hơn. Cụ thể, ngay từ khâu tìm kiếm, xem xét hồ sơ cấp phép đã cho cấp phép thêm các kênh nước ngoài cần phải được cấp phép biên tập biên dịch vào thị trường Việt Nam, giúp thị trường từ tình trạng tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp 1 dịch vụ giống nhau, với số kênh gần như giống nhau, không có sự khác biệt dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, bán dưới giá thành… "Chính phủ đã cụ thể hoá thông qua Nghị định 06, cho phép số kênh nước ngoài được phép cấp phép trên kênh tuyền hình trả tiền phong phú hơn. Mặc dù khống chế ở tỷ lệ 30% tổng số kênh nước ngoài được cung cấp trên dịch vụ trả tiền trên 1 nhà mạng không qúa 30% tổng số kênh, do đó các nhà mạng đã phải lựa chọn, có những kênh có trên nhà mạng này không có trên nhà mạng khác", ông Nguyễn Thanh Lâm nói, đồng thời cho hay đây được xem là “cú huých” giúp cho thị trường thay vì cạnh tranh vào chất lượng kỹ thuật, chỉ cạnh tranh về giá giờ còn phải cạnh tranh về sự khác biệt trong nội dung. Những thay đổi đó cũng xuất hiện ở việc xem xét cấp phép những kênh truyền hình trong nước. Theo tinh thần Luật Báo chí sắp có hiệu lực từ 1/1/2017, sẽ không còn sự phân biệt giữa kênh truyền hình quảng bá và truyền hình trả tiền. Việc quảng bá và trả tiền được quy định theo hình thức phương thức cung cấp dịch vụ truyền dẫn và đây là mô hình kinh tế của dịch vụ đó. Việc quản lý các kênh truyền hình trong nước chỉ còn phân biệt hai đối tượng: một là kênh thực hiện nhiệm vụ chính trị tuyên truyền thiết yếu gồm 7 kênh thiết yếu quốc gia và 63 kênh thiết yếu của 63 tỉnh thành phố. Bên cạnh đó là những kênh truyền hình trong nước khác. Cũng theo tinh thần Luật Báo chí sắp có hiệu lực, các đài truyền hình, các cơ quan báo chí được cấp phép hoạt động truyền hình và được cấp phép kênh sắp phải tổng rà soát lại để số lượng kênh có liên kết bên ngoài không vượt quá 30% tổng số kênh được cấp phép. |