Ngày 9/1,ễnbiếnvụđềthihọckỳmônNgữvănlớpcóngữliệunhạycảmởĐồngThálich thi đấu bong đá vn nguồn tin của VietNamNet cho biết, lãnh đạo UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) vừa họp kiểm điểm rút kinh nghiệm trong công tác ra đề thi đối với giáo viên và lãnh đạo Hội đồng ra đề của Phòng GD-ĐT liên quan đến việc ra đề thi học kỳ I lớp 8 môn Ngữ văn có sử dụng ngữ liệu nhạy cảm. Trước đó, dư luận phản ứng với đề thi cuối học kỳ 1 môn Ngữ văn của khối lớp 8 ở huyện Thanh Bình sử dụng ngữ liệu chưa phù hợp với học sinh. Cụ thể, ngữ liệu trong phần Đọc hiểu của đề thi, với tiêu đề "Sao chưa mời tôi ăn", trích từ sách Tiếng cười dân gian Việt Nam của Trương Chính - Phong Châu: Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn. Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi. Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát: - Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Đã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả? (Theo Trương Chính- Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam) Đề yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu đề tài của văn bản? Xác định bối cảnh của văn bản trên? Trong văn bản nhân vật nào làm bật lên tiếng cười? Thể hiện qua câu nào? Thủ pháp gây cười của văn bản trên là gì ? Em rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc xong câu chuyện? Tìm câu chủ đề trong đoạn đoạn văn sau: Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn. Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu sau: Đã đi được một đống lù lù thể này, sao còn chưa mời tôi ăn hả? Giáo viên ra đề chủ quan Theo tìm hiểu của VietNamNet, mỗi môn/khối lớp khối THCS trong kỳ thi cuối học kỳ 1 vừa qua ở huyện Thanh Bình có 2 giáo viên ra đề (mỗi người 1 bộ đề). Hai giáo viên này sẽ thực hiện phản biện chéo với nhau, sau khi thống nhất, mỗi cá nhân tự hoàn chỉnh bộ đề, in và cho vào túi niêm phong nộp về thư ký Hội đồng ra đề tiếp nhận. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, Hội đồng đã để xảy ra sơ sót dẫn đến việc cho học sinh thực hiện bài kiểm tra môn Ngữ Văn khối 8 vào ngày 2/1, gây nhiều dư luận không hay về ngành GD-ĐT. Theo đó, đề thi Ngữ văn khối 8 ở huyện Thanh Bình vừa qua do thầy H.T.T (giáo viên 1 trường THCS) thực hiện. Trong quá trình thực hiện làm đề và phản biện đề, cô N.T.H.P (giáo viên 1 trường THCS) cùng phản biện đề với thầy T. Cô P. góp ý về việc sử dụng ngữ liệu văn bản “Sao chưa mời tôi ăn” (theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam) để ra đề phần Đọc - Hiểu là không phù hợp. Tuy nhiên thầy T. vẫn chủ quan vì nghĩ ngữ liệu lấy từ nguồn sách truyện dân gian của nhà xuất bản Bộ giáo dục nên vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo báo cáo của UBND huyện Thanh bình, việc này cả 2 giáo viên không báo cáo cho Hội đồng ra đề thi. Đến ngày 3/1, trên Facebook xuất hiện dư luận không tốt về đề thi. UBND huyện Thanh Bình đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT rà soát lại bộ đề kiểm tra và trao đổi với một số cán bộ quản lý giáo viên trong huyện. Phòng GD-ĐT nghiêm túc nhìn nhận việc dùng ngữ liệu cho đề Ngữ văn lớp 8 nêu trên là không phù hợp trong môi trường giáo dục dù đó là được trích từ nguồn truyện cười dân gian Việt Nam. Bản thân thầy T. cũng đã nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm của mình. Theo báo cáo, các em học sinh vẫn làm bài thi nói trên bình thường, nghiêm túc không có phản ánh về đề kiểm tra như các bình luận trên Facebook… “Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh thể hiện nội dung câu trả lời nghiêm túc, các em hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện qua nghệ thuật ngôn ngữ và thủ pháp gây cười theo đặt thù nghệ thuật của truyện cười dân gian Việt Nam, không có học sinh nào trả lời thể hiện cách nghĩ văn bản như các bình luận trên Facebook”, báo cáo nêu. Huyện Thanh Bình đã kiểm điểm đối với hai giáo viên có liên quan đến đề thi nói trên. Huyện Thanh Bình yêu cầu ngành giáo dục huyện "rút kinh nghiệm sâu sắc", về công tác ra đề kiểm tra, quán triệt toàn thể giáo viên trong huyện về việc lấy ngữ liệu phải mang tính chất giáo dục cao, phù hợp năng lực nhận thức, tâm sinh lý của học sinh ở từng cấp học, sử dụng vốn từ văn hóa, có ý nghĩa trong sáng, tích cực. Nội dung đề kiểm tra phải đáp ứng yêu cầu hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT ban hành cho tất cả các bộ môn...