Ông Terry F. Buss là Học giả nghiên cứu Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ,ếnsỹMỹvớinhữngngàylàmthầycủaphạmnhâbóng đá trực tiếp hôm nay việt nam hiện sống tại Hà Nội.
Trước khi nghỉ hưu, ông là Giám đốc điều hành và là Giáo sư đầu ngành về Chính sách công và Quản lý tại Trường ĐH Carnegie Mellon tại Australia. Ông làm tiến sĩ về Khoa học chính trị và Toán học tại Trường ĐH Ohio, Mỹ.
Tại ĐH Carnegie Mellon, Australia, ông sáng lập chuỗi thuyết trình chuyên đề với các diễn giả nổi tiếng, đưa các nhà hoạch định chính sách nổi tiếng tại Mỹ sang nói chuyện tại Úc; thực hiện các chương trình tại Việt Nam…
Ông chia sẻ với VietNamNet trải nghiệm khi giảng dạy tại “lớp học đặc biệt”.
Nhà tù hạt Marion là một nhà tù cấp độ an ninh trung bình với 3.000 phạm nhân, bao gồm cả tử tội. Số người phạm trọng tội chiếm khá nhiều và phần đông có xu hướng bạo lực. Hầu hết trong số đó là người da màu, xuất thân từ gia đình nghèo, có tiền sử phạm tội, chưa tốt nghiệp cấp 3 và chỉ biết đọc, viết và toán ở mức tối thiểu. Đây quả thực là một thách thức lớn cho bất kỳ người thầy nào.
Việc dạy học của tôi tại nhà tù Marion nằm trong “Chương trình nghiên cứu xã hội”, giúp người học có thể lấy chứng chỉ hoặc bằng cao đẳng liên thông hai năm.
Môi trường nguy hiểm
Các phạm nhân vốn không có đủ kỹ năng và khả năng học tập lại thêm điều kiện tại nhà tù không cho phép họ có thể học tập. Hãy cứ hình dung là trong khi một số phạm nhân đang cố gắng học thì ngay sát phòng bên cạnh hoặc ngoài cửa sổ là các cuộc ẩu đả. Và khi một vài người chú tâm học thì sẽ luôn có rất nhiều người khác tìm mọi cách gây rối, ngăn cản họ đến thư viện.
Lúc đó, nhà tù Marion còn chưa biết đến hình hài của chiếc máy tính. Rồi nữa, có những buổi học tôi bước vào lớp để thấy một số học viên trên khuôn mặt vẫn còn những vệt máu chưa khô sau trận ẩu đả trước đó. Chia sẻ điều này để các bạn có thể hình dung ra mức độ nguy hiểm của môi trường giảng dạy đặc biệt này – nguy hiểm với cả tôi và cả chính các phạm nhân.
Một thực trạng nữa tại nhà tù Marion, giống như mọi nhà tù khác là tình trạng ma tuý và hàng lậu tràn lan. Mỗi sáng đến lớp dậy, khi đi qua cổng chính, tôi bị khám xét toàn thân để kiểm tra vũ khí và ma túy. Cùng lúc đó, lính canh và phạm nhân di chuyển qua cổng với đủ loại đồ bất hợp pháp. Bất kỳ phạm nhân nào cũng có thể đặt mua ma túy và được giao nhận trót lọt ngay trong tù, kể cả vũ khí. Rồi tôi cũng dần phải quen với việc một số học viên của tôi ngồi trong lớp chỉ để tận hưởng cơn say thuốc.
Vậy điều gì đã đưa những phạm nhân, cả những người phạm trọng tội đến ngồi trong lớp học của tôi? Là bởi với một số người, ngồi trong lớp học đồng nghĩa với việc họ tránh phải làm công việc giặt giũ, rửa chén, lau nhà tắm hoặc xử lý rác trong tù. Một số khác tránh được các cuộc trả đũa của đối thủ hoặc thoát khỏi phòng biệt giam do những vi phạm trước đó. Còn lại là những người thực sự muốn học, nhưng số này rất ít. Đây chính là thách thức cho người làm thầy.
Cơn ác mộng
Ngày đầu tiên khi tôi rời ngôi nhà của mình để đi dạy thì mọi cảm xúc lúc đó đều là một chút: một chút hồi hộp, một chút căng thẳng và một chút phấn khích. Đến “lớp học đặt biệt” thì mọi cảm xúc đó đều được đẩy lên đỉnh điểm và áp đảo bởi sự hoảng sợ.
Một số phạm nhân đẩy tôi vào sát tường và đe dọa sẽ đánh tôi nhừ tử nếu tôi không cho họ điểm đậu mặc dù họ chả cần điều đó để làm gì. Họ ghi danh vào khóa học này chỉ để khỏi phải làm mấy công việc cực nhọc. Họ cũng nhắc nhở tôi rằng, lôi thôi là tôi sẽ no đòn bởi kiểu gì thì họ cũng còn cả chục năm thụ án trong này nên có đánh thêm tôi cũng đến thế mà thôi. Tôi biết rõ nhiều người trong số đó đang có vũ khí tự tạo rất nguy hiểm. Tôi cũng biết họ không nói chơi.
May là cái mạng của tôi cũng được bảo toàn bởi vẫn có những phạm nhân thực sự muốn học và chính họ đã ngay lập tức đứng ra, đẩy những kẻ bất lương sang một bên, và nói rằng tôi đến đây để giúp họ và họ sẽ hỗ trợ tôi. Cảnh tượng lúc đó giống như cuộc chiến Thiện-Ác. Những người ủng hộ tôi đã chiến thắng và những kẻ bắt nạt đã phải lùi bước. Những kẻ xấu này sau đó không còn đe doạ tôi nữa nhưng tôi thì biết rằng mối nguy hiểm luôn lơ lửng trên đầu.
Lúc đó tôi cũng nghĩ đến việc báo cáo vụ tấn công với lính canh. Nhưng một phạm nhân nói với tôi rằng làm như vậy là tôi chắc chết. Thêm nữa, tôi cũng không muốn những phạm nhân bảo vệ mình phải sa vào một trận hỗn chiến mới. Và tôi đã chọn thoả hiệp: tôi vẫn chấm cho nhóm côn đồ kia điểm thấp nhất nhưng ở mức đảm bảo cho họ vừa đủ điểm hoàn thành khoá học và tránh được mọi rắc rối không cần thiết.
Các lớp học tôi dạy không có mặt cai ngục trong phòng học. Họ ngồi cách đó khá xa, mà tôi đoán rằng, mục đích là để không khiến cho lớp học mang không khí tiêu cực. Tôi không biết học viên có cảm thấy tích cực không chứ tôi thì thấy bầu không khí luôn có mùi của đe doạ bạo lực. Và giải pháp của tôi là chỉ tập trung vào những phạm nhân mong muốn được học tập. Tôi nghĩ về một tương lai tốt đẹp hơn cho họ. Và cứ thế, tôi đã vượt qua được cơn ác mộng của ngày đầu tiên, vượt qua được nỗi bất an để giảng dạy trong nhà tù hạt Marion gần tròn 1 năm.
* Phần 2: Tiến sĩ Mỹ kết nối tâm giao người mê học giữa chốn tù đày
相关文章:
相关推荐:
0.3633s , 7538.7265625 kb
Copyright © 2025 Powered by Tiến sỹ Mỹ với những ngày làm thầy của phạm nhân_bóng đá trực tiếp hôm nay việt nam,Xổ số 88