Họa sĩ Nguyễn Văn Trinh vừa khai mạc triển lãm với tên gọi Vùng sốngtại 211 Hàng Bông (Hà Nội). Triển lãm trưng bày hơn 20 bức tranh lụa kết hợp với giấy Giang của người Mông.
Đây là sự kết hợp táo bạo bởi giấy Giang là loại giấy đặc biệt do người dân tộc Mông ở xã Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu,êmngưỡngtácphẩmnghệthuậtkếthợpgiữagiấygiangvàlụkèo brighton tỉnh Hòa Bình làm ra. Nguyên liệu bà con vẫn phải lấy hoàn toàn từ rừng. Giấy làm bằng giang có độ mịn cao, màu hơi vàng tươi đẹp mắt.
Hoạ sĩ Nguyễn Văn Trinh bên tác phẩm của mình. |
Việc kết hợp vẽ trên cả lụa và giấy Giang đã khiến những bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Văn Trinh mang hiệu ứng tầng tầng, lớp lớp. Sự mềm mại của những nét vẽ lụa lại kết hợp với sự phóng khoáng, tung tẩy nhảy trên nền giấy Giang khiến người xem cứ xem mãi, khám phá mãi, như rơi hẳn vào Vùng sống mà hoạ sĩ đã vẽ ra.
"Tương tự như họa sĩ vẽ trên giấy gió, nhưng khi bắt tay vào kết hợp giữa giấy gió và lụa thì có nhiều điểm khác biệt như độ kết dính, kết cấu giấy không được chặt chẽ như giấy gió. Tôi cũng phải mày mò khá lâu để hoàn thiện được kỹ thuật sử dụng nó", hoạ sĩ chia sẻ.
Việc kết hợp vẽ trên cả lụa và giấy Giang đã khiến những bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Văn Trinh mang hiệu ứng tầng tầng, lớp lớp. |
Tìm cái khó để làm, hoạ sĩ Nguyễn Văn Trinh chia sẻ, vì giấy Giang có những đặc điểm rất hay riêng nên anh đào sâu nghiên cứu. Bởi, nghề làm giấy thủ công là nét văn hoá độc đáo của người H’Mông ở Pà Cò và Hang Kia. Tuy nhiên nó đang đứng trước nguy cơ mai một.
"Tôi muốn cho nó một sứ mệnh lớn hơn, quan trọng hơn để đưa đến công chúng thấy được rằng nó không chỉ đơn thuần là một tờ giấy mà nét mộc mạc của người dân tộc như hồi sinh, trao cho nó một sứ mệnh mới. Chính vì vây, có tác phẩm tôi dát vàng trên lụa và giấy Giang.
Khi người ta nói đến vàng, kim loại quý là mang đến sự giàu sang. Nhưng khi kết hợp vàng với loại giấy đến từ nơi mà cuộc sống đơn giản - hai thứ này kết hợp với nhau tôi muốn truyền tải thông điệp không phải vàng bạc là quý, quan trọng chúng ta đứng đúng chỗ, đúng công việc, sứ mệnh nó là lợi ích", hoạ sĩ Nguyễn Văn Trinh chia sẻ.
Kết hợp giấy Giang, lụa và dát vàng, hoạ sĩ muốn truyền đi nhiều thông điệp về 'Vùng sống' của mình. |
Triển lãm Vùng sốngmô tả một không gian giả tưởng, là chủ đề xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Văn Trinh sáng tác từ năm 2019 đến cuối năm 2020. Sở dĩ, hoạ sĩ lấy tên triển lãm là Vùng sốnglà do thế giới quan của riêng cá nhân tác giả.
"Tôi luôn tin vào vẻ đẹp của tự nhiên. Điều quan trọng hơn là tôi muốn tìm yếu tố nguyên thủy trong từng con người. Thế nên các bức tranh tôi không đề tiêu đề gì cả, khi mọi người xem tranh, mọi người sẽ nghĩ Ồ, cái này mình thấy thích, đã gặp đâu đó rồi như thế thì tôi đã chạm đến một phần trong trái tim mọi người.
Mỗi một chất liệu có một tính chất riêng, giống như một con người có cá tính riêng của họ một tờ giấy giang hay mảnh lụa cũng sẽ có tiếng nói riêng của nó. Tôi không chỉ dùng nó như một chất liệu sáng tác mà để chất liệu sống, không cưỡng ép gì nó cả, nước và màu đi đến đâu tôi theo đến đấy. Tôi thấy tự nhiên rất đẹp nhưng tôi không sao chép tự nhiên, tôi muốn tạo ra một vùng sống giả tưởng", hoạ sĩ Nguyễn Văn Trinh chia sẻ.
Các tác phẩm trưng bày trong triển lãm:
Các bức tranh của Nguyễn Văn Trinh không đặt tiêu đề. Anh để tự mọi người cảm nhận và có tiêu đề riêng của mình. |
Tình Lê
5 tác giả có tranh bị xước, bị bắn vôi vào tác phẩm đã xin rút khỏi triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2020.