Hãng game sở hữu Fortnite,ìsaocôngtymẹFortnitecấmcửagamethủTrungQuốempoli vs juventus Epic Games đã chặn gamer Trung Quốc khi không cho game thủ nước này truy cập vào cửa hàng bán game số Epic Games Store. Sự việc khiến game thủ Trung Quốc giận dữ.
Người đại diện Epic Games, ông Steve Allison nói rằng hành động trên không phải phân biệt mà lo ngại cho sự an toàn của các nhân viên của Epic Games ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Steve Allison chia sẻ với VentureBeat rằng công ty cảm thấy bất an trong việc kinh doanh với game thủ Trung Quốc. Bởi vì luật pháp tại đây cấm các nhà phát triển nước ngoài bán trực tiếp hoặc vận hành các trò chơi điện tử trực tuyến tại Trung Quốc.
“Cách mà đối thủ cạnh tranh của chúng tôi hoạt động là bất hợp pháp ở Trung Quốc vì họ không có văn phòng đại diện tại đó. Tuy nhiên, chúng tôi có nhân viên ở Thượng Hải. Vì vậy, chúng tôi rất nhạy cảm với luật pháp. Tất cả vì lợi ích và sự an toàn của nhân viên chúng tôi. Chúng tôi chỉ không muốn xảy ra rủi ro khiến họ vào tù”, Steve Allison nói.
Câu nói của Steve Allison cũng đồng thời ám chỉ Steam đang cố tình lờ đi luật này. Nền tảng thuộc sở hữu của tập đoàn Valve có hơn 30 triệu người dùng tại Trung Quốc. Nhưng thực tế, Steam lách luật bằng cách bán các trò chơi theo cách không chính thống ở đó.
Tuy lời giải thích nghe có vẻ hợp lý nhưng nhiều game thủ Trung Quốc vẫn không tin đó là toàn bộ sự thật. Một số người cho rằng hành động của Epic Games là nhạy cảm quá mức trong khi các đối thủ cạnh tranh bao gồm Valve, Ubisoft, Electronic Arts hay CD Projekt đều có cửa hàng kỹ thuật số cho người dùng Trung Quốc.
Nhiều đồn đoán cho rằng Epic Games không muốn đe dọa các lợi ích kinh doanh khác mà công ty sở hữu ở Trung Quốc như Unreal Engine. Nền tảng đồ hoạ này rất phổ biến tại Trung Quốc, nó xuất hiện hầu hết game tại quốc gia này.
Hơn nữa, văn phòng đại diện tại Thượng Hải của họ thường xuyên tổ chức các triển lãm thương mại và tìm kiếm những nhân tài thiết kế game để quảng bá cho Unreal Engine, niềm tự hào của Epic Games.
Một số game thủ khác thậm chí còn cho rằng Epic không muốn cạnh tranh với cửa hàng trò chơi trực tuyến WeGame. Bởi vì chủ sở hữu nền tảng ấy là Tencent đang nắm trong tay 40% cổ phần của Epic Games.
Mặt khác, một số game thủ Trung Quốc cảm thấy không được tôn trọng. Họ nói rằng Epic Games hoàn toàn có thể lách luật để phục vụ thị trường. Một số khác thì cho rằng Epic Games vẫn quan tâm đến thị trường Trung Quốc nhưng sẽ theo cách ít phức tạp hơn về mặt pháp lý.
“Họ có thể đang nghĩ đến một cách hợp pháp để vào Trung Quốc. Sau tất cả, công ty đó vẫn thuộc Tencent. Nếu một công ty nước ngoài cố gắng để lách luật, sớm muộn gì chính quyền tại Trung Quốc cũng tìm cách chặn họ”, ông Zhe Li, nhà phát triển trò chơi Dotoyou Games có trụ sở ở Thiên Tân nói.
Theo Zing
(责任编辑:Thể thao)