28 tỷ giúp phụ nữ VN cải thiện sức khỏe sinh sản_tỷ lệ bong88

Tập đoàn MSD vừa công bố khoản tài trợ trị giá 1.250.000 USD (hơn 28 tỷ đồng) cho tổ chức Dịch vụ Dân số Thế giới (Population Services International - PSI) với mục tiêu nâng cao sức khoẻ sinh sản cho một triệu phụ nữ VN.

Trưởng Đại Diện của MSD tại Việt Nam,ỷgiúpphụnữVNcảithiệnsứckhỏesinhsảtỷ lệ bong88 Ông Koen. C Kruytbosch đã có buổi trò chuyện với về chương trình này.

{keywords}

Trưởng đại diện MSD Việt Nam, ông Koen C. Kruytbosch (phải) ký kết hợp tác với Đại diện PSI, bà Josselyn Neukom

Sức khỏe phụ nữ là trọng tâm

- Xin ông chia sẻ thêm về mục đích của dự án giữa MSD và PSI? Vì sao MSD chọn PSI làm đối tác của mình?

Chúng tôi tin rằng việc cải thiện sức khỏe của phụ nữ là trọng tâm trong việc xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh. Và điều quan trọng là mang đến cho phụ nữ quyền chủ động kế hoạch hóa và chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình một cách tốt hơn.

Chọn PSI làm đối tác trong dự án này bởi vì họ là một tổ chức phi lợi nhuận có uy tín hàng đầu thế giới. PSI hoạt động với sứ mệnh cải thiện sức khỏe cho những cộng đồng người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, điều đó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chương trình ‘MSD vì Bà mẹ’. Chúng tôi tự hào được hỗ trợ PSI trong chương trình này nhằm giúp tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam.

Năm 2012, chúng tôi đã khởi động chương trình ‘Chia sẻ Toàn cầu’ (Global Giving Program). Đây là một sáng kiến nhằm hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận trong việc cải thiện sức khỏe các bà mẹ.

Năm 2016, chương trình ‘MSD vì Bà mẹ’ đã hỗ trợ 10 dự án mới tại các địa phương để cải thiện sức khoẻ các bà mẹ toàn cầu. Thông qua các dự án hợp tác này, chương trình của chúng tôi đang tiến gần hơn tới mục tiêu chung là giảm tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và sau sinh.

- Những thử thách mà dự án sẽ phải gặp trong quá trình triển khai là gì?

Thách thức đầu tiên mà dự án này có thể gặp là sự chênh lệch về trình độ học vấn của phụ nữ, giữa những người bạn đời của họ và giữa các bên cung cấp dịch vụ sức khoẻ. Hiện tại, sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai vẫn còn rất thấp và vẫn còn hạn chế trong chọn lựa các biện pháp tránh thai hiện đại, hiệu quả nhất được đăng ký ở Việt Nam.

Thứ hai, những tư tưởng và giá trị truyền thống cần được quan tâm nhằm giúp người phụ nữ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn để bảo vệ sức khoẻ sinh sản của chính mình.

Thứ ba, việc đầu tư xây dựng năng lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của khu vực tư nhân để bổ sung cho hệ thống của nhà nước Việt Nam là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp giảm sự chênh lệch trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao giữa các phân khúc thành thị/nông thôn, thu nhập cao/thấp.

1 triệu phụ nữ Việt được nâng cao sức khỏe sinh sản

- Ông có thể chia sẻ thêm về đối tượng thụ hưởng, phạm vi áp dụng và tiến độ của dự án?

Chúng tôi ước tính khoảng một triệu phụ nữ Việt Nam sẽ được dự án hỗ trợ bằng cách mang đến cho họ và người bạn đời của mình cơ hội tiếp cận dễ dàng với nhiều biện pháp tránh thai hiệu quả, an toàn, hiện đại và có thể áp dụng cho mọi giai đoạn của cuộc đời.

PSI sẽ đào tạo các phòng khám tư nhân có liên kết với mạng lưới phòng khám đa khoa thực hiện chương trình nhượng quyền ‘Sức khỏe tốt - Cuộc sống tốt’ (Good Health, Great Life). Chương trình cung cấp một loạt các biện pháp tránh thai, cùng với 'tư vấn bình đẳng' để phụ nữ có quyền quyết định về phương pháp tránh thai phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân của mình.

Tại Hà Nội và TP.HCM, dự án sẽ mở rộng các lựa chọn biện pháp tránh thai ở những phòng khám phù hợp với đối tượng thanh thiếu niên cũng như ở những nhà máy có đa số công nhân là nữ trẻ tuổi.

Tại Thái Nguyên và An Giang, dự án sẽ tổ chức những sự kiện cung cấp kết hợp thông tin và dịch vụ tại các địa bàn nông thôn, nơi mà người phụ nữ từ trước đến nay luôn bị giới hạn trong lựa chọn phương pháp tránh thai.

Các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ngay sau sinh (trong vòng 48 giờ) cũng sẽ được thí điểm tại một số bệnh viện được chỉ định tại Hà Nội và TP.HCM, giúp người phụ nữ sau sinh xuất viện với những đứa con khỏe mạnh và được sử dụng phương pháp tránh thai hiệu quả cao và lâu dài.

- Mục tiêu mà MSD và PSI mong muốn đạt được với chương trình này là gì?

Thông qua chương trình này, PSI đang hướng đến việc nâng cao chất lượng tổng thể của chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam - nơi mà tỷ lệ phụ nữ có gia đình sử dụng biện pháp tránh thai khá cao nhưng phạm vi lựa chọn các biện pháp tránh thai còn rất hạn chế.

Việc mở rộng khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai cho những đối tượng phụ nữ có nhu cầu lớn nhất về kế hoạch hóa gia đình như những người trẻ, phụ nữ nông thôn và phụ nữ trong giai đoạn sau sinh sản sẽ là hướng tiếp cận tiềm năng để giảm thiểu hơn nữa tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn.

- Xin cảm ơn ông!

Lệ Thanh

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Người đàn ông quyết bỏ ra 9,7 tỷ đồng để mua ngôi nhà ‘sắp chìm xuống biển’
下一篇:Cuộc đời buồn của cậu bé rừng xanh được bầy sói nuôi dưỡng