Theốngnướctrongkhiăncótốtkhôngkiểungườikhôngnênvừaănvừauốkết quả mlso bác sĩ Giang Quân, Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Thanh Hoa Changgung Bắc Kinh (Trung Quốc), một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Appetitecủa Mỹ, cho biết uống nước trong khi ăn sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn mà không hề hay biết, âm thầm gây tăng cân.
Trong nghiên cứu trên, có 44 người trưởng thành ăn trưa 1 lần/tuần ở phòng thí nghiệm trong tổng cộng 4 tuần. Mỗi bữa, họ chỉ ăn mì ống, với 4 loại trọng lượng: 400g, 500g, 600g và 700g, kèm thêm 700ml nước trong bữa ăn.
Theo GG, các tác giả đã ghi lại lượng ăn của mỗi người mỗi lần và quay video các bữa ăn của người tham gia để đếm số lần họ chuyển đổi giữa ăn mì và uống nước.
Kết quả cho thấy bất kể là lượng nước nhiều hay ít, những người tham gia vừa ăn vừa uống, sẽ khiến lượng thức ăn nạp vào cơ thể cũng tăng lên. Trung bình, lượng thức ăn tiêu thụ tăng 5,7g cho mỗi lần uống thêm nước trong bữa ăn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc chuyển đổi thường xuyên giữa thức ăn và nước uống sẽ làm suy yếu cảm giác no đặc trưng dẫn đến lượng tiêu thụ tăng lên. Cảm giác no đặc trưng là khi mọi người ăn một lượng thức ăn giống nhau nhất định, mức độ hài lòng về thức ăn này sẽ giảm, dẫn đến cảm giác no.
Không chỉ làm giảm cảm giác no, uống quá nhiều nước trong bữa ăn còn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn:
- Dạ dày chứa nồng độ axit dịch vị cao để tiêu hóa thức ăn, uống nhiều nước sẽ làm loãng axit dịch vị, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Khi ăn, với một lượng lớn thức ăn được đưa vào, dạ dày sẽ đảm nhận chức năng chứa tạm thời. Tuy nhiên, thể tích dạ dày có hạn, sau khi uống nhiều nước, không gian trong dạ dày sẽ co lại, căng tức, thành dạ dày sẽ to lên, dễ xảy ra buồn nôn, đầy bụng và các cảm giác khó chịu khác.
Còn thành dạ dày ở trạng thái căng thẳng cao độ lâu ngày sẽ sinh ra các bệnh như giảm nhu động dạ dày, viêm dạ dày.
Năm kiểu người không nên vừa ăn vừa uống
1. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị thiểu năng cơ vòng thực quản dưới, uống nhiều nước trong khi ăn dễ làm tăng áp lực trong dạ dày, các chất trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, làm nặng thêm triệu chứng trào ngược axit, ợ chua.
2. Người già
Chức năng tiêu hóa của người già yếu, nhu động dạ dày bị suy giảm, khi ăn mà uống quá nhiều nước dễ gây khó chịu dạ dày, không có lợi cho tiêu hóa.
3. Trẻ nhỏ
Khoang dạ dày của trẻ rất nhỏ, nếu uống nước cùng lúc có thể dẫn đến lượng thức ăn không đủ, gây suy dinh dưỡng. Vì vậy, khi ăn không nên cho trẻ uống quá 300ml nước và canh.
4. Bệnh nhân liệt dạ dày do tiểu đường
Bệnh nhân bị liệt dạ dày do tiểu đường, còn được gọi là chậm làm rỗng dạ dày, tức sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non bị chậm lại hoặc dừng lại dù không có gì cản trở dạ dày hay ruột non.
Trong trường hợp này, dây thần kinh phế vị kiểm soát các cơ của dạ dày và ruột non bị tổn thương, dẫn đến chuyển động của thức ăn bị chậm hoặc ngừng lại. Các tế bào khác trong dạ dày cũng có thể bị tổn thương và khiến dạ dày ngừng làm rỗng các chất bên trong.
Bệnh nhân dễ bị buồn nôn và khó chịu vùng bụng trên sau khi ăn, những bệnh nhân này nên uống càng ít nước khi ăn càng tốt.
5. Người mắc bệnh răng miệng
Những người mắc bệnh răng miệng không thể nhai kỹ thức ăn do các vấn đề như đau khi nhai, mất răng. Nếu uống nhiều nước trong khi ăn, thức ăn sẽ không được nhai kỹ, sau khi nuốt sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm dạ dày mạn tính.
Vậy uống nước như thế nào là đúng cách khi ăn cơm?
Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên uống nước trước khi ăn, hợp lý nhất là nửa tiếng và uống sau 1 tiếng khi ăn. Điều này cho phép các axit clohydric có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn một cách hợp lý và ngăn chặn sự hình thành của khí, acid và đầy hơi.
Ngoài ra, bạn có thể uống vài ngụm nước trong khi ăn, tốt nhất là nước ấm để giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
Hà Vũ
Lượng nước cần uống mỗi ngày để giảm nguy cơ đột quỵ
Uống đủ lượng nước được khuyến nghị mỗi ngày (khoảng 5 cốc) không chỉ ngăn ngừa mà còn có thể giảm nhẹ tình trạng đột quỵ.