Thầy Phương sinh ra ở Tiền Giang nhưng học tiểu học ở Bình Định,ườithầytừngđạpxíchlôchốngchọivớicănbệnhungthưđểlênbụcgiảđội hình sc heerenveen gặp ajax cấp 2-3 lại về học ở Tiền Giang. Thầy Phương kể gia đình có 7 anh em trai, thầy là con đầu. Nhà làm nông nhưng ruộng không nhiều, quanh năm thiếu ăn, thiếu mặc. Thời cấp 3, ngày đi học, đêm thầy Phương ra Lò Đường vác trấu, bã mía phơi khô cho người nấu đường. Khi ghe mía đến thì vác mía lên bờ để kiếm thêm thu nhập. Suốt đêm quần quật làm thêm, ngày đến lớp thì buồn ngủ.
Dù vậy thầy Phương học khá tốt, đặc biệt môn Toán. Năm lớp 9, cậu học sinh Phạm Đông Phương đạt danh hiệu học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh Tiền Giang rồi thi học sinh giỏi Toán cấp Quốc gia. Khi học phổ thông, Phương được bầu làm lớp phó học tập và thỉnh thoảng được lên bảng sửa bài tập Toán, Lý cho các bạn.
“Tình yêu nghề dạy học của tôi được nhen nhóm từ đấy. Lúc chữa bài thấy các bạn thích thú, chú ý ngồi nghe tôi cũng thấy sướng”- thầy Phương kể.
Thầy Phạm Đông Phương được trao giải thưởng Võ Trường Toản vì có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. |
Trong ký ức thầy Phương luôn nhớ những ngày mang bụng đói đi học. Nhiều hôm tan trường đi bộ 2 km về tới nhà thì mệt lử. Quanh năm chỉ độc 1 bộ quần áo, quần rách nhiều, thầy chủ nhiệm thương tình cho không sơ vin. Dù vậy thầy Phương biết ơn ba mẹ vì nghèo đói nhưng vẫn quyết tâm cho các con đến trường.
“Hàng xóm khuyên ba mẹ cho chúng tôi nghỉ học, đi làm kiếm tiền cho đỡ khổ, nhưng ba mẹ không chịu. Ba mẹ vẫn quyết cho anh em tôi học hết cấp 3”- thầy Phương nói.
Gác giấc mơ đại học làm thuê nuôi em
Học xong 12, thầy Phương không thi đại học mà lên Sài Gòn kiếm việc. “Tôi nghĩ phải cố làm để các em vào đại học. Các em lần lượt tốt nghiệp cấp 3, tôi đưa lên Sài Gòn thuê nhà ở. Tôi bắt các em phải học hành đàng hoàng”.
Để nuôi em thầy Phương làm thêm đủ nghề từ bưng bê, đạp xích lô tới cửu vạn, phụ chở hàng ở chợ Bình Tây... Không phụ lòng anh trai, các em thầy Phương lần lượt vào đại học. Em đầu tiên đỗ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, 2 em kế đỗ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Một em đỗ Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.
Năm 1999, các em tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định, thầy Phương lập gia đình. Thầy Phương thổ lộ với vợ ước nguyện được đi học đại học. Được ủng hộ, thầy Phương nhận làm gia sư cho học sinh kiếm thêm thu nhập vừa ôn thi. Năm 2001, thầy Phương cùng lúc đón 2 niềm vui khi tháng 3 con gái đầu chào đời thì tháng 7 đậu vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, ngành Vật lý điện tử hệ chính quy tập trung.
Học đại học ở tuổi 36, thầy Phương gặp nhiều chuyện cười ra nước mắt. Đầu tiên là được các em cùng lớp gọi bằng chú. Việc học cũng không đơn giản. Trước đây giải một bài toán khó chỉ mất thời gian ngắn thì với người 36 tuổi cần có kiên nhẫn.
“Tôi dành thời gian nhiều cho việc học bởi mục đích là học để làm thầy nên phải nghiêm túc, học ra học, không dựa dẫm, không xin xỏ. Môn nào rớt tôi cố học để thi lại”- thầy Phương kể.
Kết thúc 4 năm đại học, thầy Phương tốt nghiệp ngành Vật lý điện tử với điểm trung bình 6,7.
Chống chọi với bệnh ung thư gan
Ra trường ở tuổi 40, thầy Phương dự tuyển viên chức và được nhận về giảng dạy ở Trường THPT Long Trường (Quận 9) cách nhà 20km. 7 năm sau thầy Phương được chuyển về giảng dạy ở Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Quận 11).
Bất ngờ, tháng 11/2017, thầy Phương bị chuẩn đoán ung thư gan ác tính. Trải qua ca mổ cắt bỏ khối u bên phải, 9 tháng sau thầy Phương đối mặt khi khối u tái phát bên trái bắt buộc phải dùng thủ thuật Tace (bơm hóa chất vào bọc khối u, đồng thời ngăn máu lên nuôi khối u).
Từ đó đến nay thầy Phương đã làm 5 lần Tace, 2 lần dùng tia gama để “đốt” khối u. Điều sợ nhất hiện nay là căn bệnh đã di căn sang các cơ quan khác, phổi bắt đầu bị xơ hóa...
Dù mang trọng bệnh, thầy Phương không cho phép mình gục ngã. “Lúc phát hiện tôi rất buồn vì các con còn nhỏ. Nếu tôi mất không ai lo cho chúng. Bình tĩnh lại tôi an tâm vì các em trai của tôi chắc sẽ thay tôi lo cho các con”- thầy Phương tin.
Nhiều học sinh từ chống đối chuyển sang thương thầy
Ở Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thầy Phương là giáo viên Vật lý được nhiều học sinh yêu quý. Phương pháp sư phạm của thầy Phương là yêu thương hết mình nhưng cũng nghiêm khắc hết cỡ. Nhiều học sinh cá biệt lúc đầu chống đối thầy Phương ra mặt, hiểu ra thì ngoan ngoãn, thương thầy.
Có học sinh từng viết: “hồi lớp 11 không ưa thầy lắm vì khó tính quá, nghiêm khắc quá. Nhưng biết thầy chỉ muốn tốt cho học sinh. Ở thầy luôn toả ra sự nhiệt huyết và tận tâm, đó cũng là lý do mà mình từ anti-fan chuyển sang thương thầy lắm”.
55 tuổi nhưng mới có 15 tuổi nghề, điều thầy Phương tiếc nuối là không bắt đầu công việc này khi còn trẻ. Nhưng năm tháng qua đã làm công việc tốt cho gia đình, các em học sinh mình dạy trưởng thành, hạnh phúc, có công việc ổn định, thầy Phương thầy mãn nguyện.
Theo thầy Phương nhà giáo phải có tình yêu thương học sinh, đó là yêu thương nhưng không ủy mị, không dễ dãi, không tạo uy tín giả tạo.
"Người thầy phải dạy học sinh thành người biết yêu thương cha mẹ, yêu mọi người xung quanh, phải dạy đầy đủ, đúng kiến thức khoa học của bộ môn được phân công để các em đủ sức học lên bậc cao hơn" - Thầy Phương nói.
Thầy Phạm Đông Phương đã đào tạo các học sinh đoạt 2 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ học sinh giỏi cấp Cụm; 1 HCĐ Vật lý 11 - Olympic chuyên; 1 HCV Vật lý 10, 3 HCĐ Vật lý 10, 1 HCB Vật lý 11, 3 HCĐ Vật lý 11 - Olympic không chuyên; 1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì, 8 Giải Ba HSG môn Vật Lý 12 cấp Thành phố. Liên tục được tập thể sư phạm nhà trường bình chọn danh hiệu “tiên tiến xuất sắc”: 15 năm liền; Điển hình tiên tiến ngành giáo dục Thành phố giai đoạn 2015 – 2019. |
Lê Huyền
Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhưng chàng trai Nguyễn Duy Liên quyết định bỏ nghề đi buôn. Sau 12 năm, “vì vẫn còn yêu tha thiết môn Toán”, anh chọn quay trở lại bục giảng, làm lại từ đầu với vai trò là một thầy giáo làng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)