Để trở thành một quốc gia siêu cường,ểnđổisốtăngcườngsứcsốngcủahệthốngytếTrungQuốthứ hạng của giải ngoại hạng ireland chính phủ Trung Quốc bỏ nhiều nỗ lực cho công cuộc chuyển đổi số. Không chỉ phát triển kinh tế số để làm giàu đất nước, chuyển đổi số hệ thống y tế của Trung Quốc cũng đạt được những tiến bộ to lớn giúp cải thiện cuộc sống của người dân.
Theo thống kê, tuổi thọ trung bình của người dân nước này là 77,13 tuổi vào năm 2021 và dự kiến tăng lên 77,3 tuổi vào năm 2022. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh hiện nay đã giảm đi đáng kể và phần lớn người dân đều có bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, song hành với quá trình công nghiệp hóa đó là các hệ lụy mà Trung Quốc phải đối mặt. Vào năm 2019, ung thư là nguyên nhân gây ra 25,7% số ca tử vong do bệnh tật gây ra ở các đô thị Trung Quốc. Theo Statista, tỷ lệ tử vong của nó là 161,56 ca trên 100.000 dân vào năm 2019.
Điều trị các bệnh này cần tới 70% ngân sách y tế của Trung Quốc. Ngoài ra, dân số hơn 1,4 tỷ người của đất nước đang già đi nhanh chóng, nên tìm cách duy trì khả năng phục hồi của ngành chăm sóc sức khỏe càng trở nên cấp thiết hơn. Hơn nữa, số người ở nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ y tế chuyên nghiệp ở Trung Quốc vẫn chưa cao bởi phần lớn nguồn lực y tế chính đang tập trung ở các thành phố lớn.
Nhận ra sự thay đổi là tất yếu đối với hệ thống y tế, chính phủ Trung Quốc tăng cường phát triển, sử dụng các thiết bị kỹ thuật số được kết nối để thay đổi cách thức làm việc của bác sĩ với cuộc sống của bệnh nhân.
Trong đó, có thể kể Hệ thống Quản lý Sức khỏe Cá nhân ở Thượng Hải. Đây là một công cụ để quản lý bệnh mãn tính, cho phép các chuyên gia y tế quản lý bệnh nhân của họ hiệu quả hơn bên ngoài bệnh viện và bệnh nhân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc mọi lúc, mọi nơi. Cùng lúc này, các mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới đang thúc đẩy sự phát triển của nền tảng Hệ thống Thông tin Y tế Khu vực (RHIN). Giải pháp này sẽ hạn chế được tình trạng mất cân bằng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc, tăng khả năng tiếp cận trong khi chi phí được tiết kiệm đáng kể.
Những đổi mới trên đều mang lại lợi ích cho bệnh nhân, miễn là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc, chính phủ và các công ty bảo hiểm cởi mở với họ. Mọi người buộc phải phải thích ứng với các cách làm việc khác nhau, các công nghệ khác nhau, các mô hình kinh doanh mới và có lẽ về cơ bản nhất, chăm sóc sức khỏe không phải là gánh nặng chi phí mà là cơ hội để đổi mới.
Chúng cũng là động lực để các công ty và chính phủ đầu tư vào quan hệ công - tư như một cách để khuyến khích đổi mới có hệ thống. Với quy mô rộng lớn, Trung Quốc đòi hỏi các giải pháp có thể mở rộng quy mô lớn, chỉ được tạo ra khi khu vực tư nhân và khu vực công hợp tác chặt chẽ với nhau.
Ngoài ra còn có một vai trò quan trọng đối với các công ty đa quốc gia có mặt ở Trung Quốc từ lâu. Họ hoạt động như những công ty địa phương, hiểu và phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều doanh nghiệp được tin cậy và tôn trọng, liên tục mang đến các giải pháp và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sáng tạo với những hiểu biết sâu sắc về địa phương nhằm cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân Trung Quốc.
Công chúng cũng là một đối tác quan trọng trong việc chuyển đổi sang một hệ thống y tế bền vững hơn. Giống như các quốc gia khác, Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa và thay đổi lối sống, khiến nhiều người Trung Quốc lười vận động, lựa chọn chế độ ăn uống kém và dẫn đến béo phì.
Đó là lý do tại sao thật chính phủ Trung Quốc khởi động các chương trình như Trung Quốc khỏe mạnh 2020, tập trung vào việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính và hướng đến các lựa chọn lối sống tốt hơn.
Người dân Trung Quốc ngày càng hiểu biết hơn về sức khỏe thông qua mạng xã hội và nhận thức rõ hơn về công nghệ sức khỏe cá nhân. Tất cả những điều này mang lại niềm tin rằng Trung Quốc có thể - và sẽ - tăng cường sức sống của hệ thống y tế với khát vọng về một tương lai khỏe mạnh hơn đối với công dân đại lục.
Thái Hoàng(Tổng hợp)
Ứng dụng các công nghệ vào sản xuất trồng lúa ở tỉnh Hắc Long Giang góp phần cung cấp đủ sản lượng gạo cho hơn 1,4 tỷ người dân Trung Quốc.