Vụ bé trai bị bạn bạo hành đến hoảng loạn: Không thể xin lỗi là xong_bóng đá số kết quả

时间:2025-01-25 03:41:32来源:Xổ số 88作者:Nhận Định Bóng Đá

Ngay khi bài viết Tận cùng nỗi đau khi có con bị đánh đến hoảng loạn,ụbétraibịbạnbạohànhđếnhoảngloạnKhôngthểxinlỗilàbóng đá số kết quả gọi bố mẹ là 'côn đồ tốt' được đăng tải, VietNamNet đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả. Trong đó, nhiều độc giả bày tỏ nỗi xót xa trước hậu quả mà bé trai 12 tuổi phải gánh chịu.

“Quá xót xa”

Nhiều độc giả thốt lên như vậy khi biết sự việc cháu Vũ K., (SN 2011) bị nhóm bạn cùng tuổi, cùng xã bạo hành và hiện rơi vào tình trạng hoảng loạn, liên tục gào thét, không nhận ra người thân, không nhớ mình là ai và liên tục chỉ vào bố mẹ nói “côn đồ tốt”, “côn đồ xấu”.

Hình ảnh cháu K. bị đánh trước cửa nhà văn hóa thôn

Độc giả Phương Anh viết: “Tôi đã khóc vì quá thương cháu K. khi xem những hình ảnh và cũng không ngờ hậu quả cháu phải gánh chịu lại khủng khiếp như vậy. Bạo lực học đường tôi đã xem nhiều clip nhưng nay mới tận mắt chứng kiến hậu quả của nó. Thật đáng sợ”.

“Xem ảnh mà nghẹn cả lại. Trách các bạn đánh 10 thì cũng phải trách bố mẹ đôi ba phần vì không sát sao với con mình, để con phải một mình chịu đựng trong suốt một khoảng thời gian dài như thế. Con bị đánh bầm tím chân tay, kêu đau đầu mà cũng không biết. Chính vì sợ con bị bắt nạt khi đi học nên ngay từ khi đi học mẫu giáo tôi đã tạo cho con thói quen về kể tất cả mọi chuyện ở lớp, dù lớn dù nhỏ để bố mẹ còn biết. Thực sự chỉ mong gia đình K. sớm điều trị cho con mau khỏi”, độc giả Ngọc Anh chia sẻ.

Độc giả Lê Hải, Ngọc Bích… cũng không giấu được cảm xúc: Quá bức xúc, không thể bình luận nổi, ức chế và thương con quá…

Bên cạnh sự xót xa, nhiều độc giả đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong vụ việc này.

Một độc giả viết: “Vai trò của giáo viên và nhà trường ở đâu? Sao có thể để sự việc diễn ra kéo dài và mang tính bạo lực học đường bảo kê có tổ chức như vậy? Các học sinh khác biết mà trường không biết? Trường học đâu phải chỉ là nơi dạy chữ dạy số. Cần có quy định, quy trình để kiểm tra và bảo vệ học sinh trước các rủi ro như thế này”.

Độc giả Ngọc cũng đồng quan điểm: “Tôi nghĩ nhà trường và bố mẹ các học sinh bắt nạt bạn đã không dạy cho học sinh của mình biết thế nào là đạo đức, thế nào là giới hạn, thế nào là nhân tính. Tuy nhiên bố mẹ của em học sinh bị đánh cũng có phần trách nhiệm khi không dạy cho con mình biết cách phản kháng, cách phản biện lại những yêu cầu của người khác với mình.

Thân thể mình là vàng ngọc, không ai được phép dùng nhục hình với mình, việc gì mình không giải quyết được phải về mách ngay với bố mẹ, không được phép tự nhiên đánh bạn, bắt nạt bạn hay a dua, theo một nhóm bạn, đánh hay bắt nạt bạn khác, nhóm bạn khác. Tôi luôn dạy con tôi như vậy”.

Dạy con biết bảo vệ bản thân 

Trước những hậu quả mà K. và gia đình đang phải gánh chịu, nhiều độc giả cho rằng, không thể để sự việc trôi qua một cách đơn giản, hai bên gia đình tự dàn xếp, nói với nhau một lời xin lỗi là xong. 

“Trời ạ, tại sao chỉ là những đứa trẻ 11 - 12 tuổi lại có thể làm ra những sự việc đau lòng, vô lương tâm đến thế. Có trách thì có lẽ trách nhà trường đã quá tập trung vào điểm số, thành tích mà quên đi phần bồi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ, không dạy trẻ những bài học thương yêu đồng loại, loài vật, cỏ cây, hoa lá, tình đồng bào, quan hệ giữa người với người v.v...

Rồi cũng phải trách chính các bậc cha mẹ, thầy cô giáo chạy theo đồng tiền, không dạy con bài học làm người, chỉ biết học thêm, điểm số, kiếm tiền. Xót xa cho cháu bé kia, tôi không thể đồng tình với việc các cháu đã gây ra tội ác với bạn chỉ cần xin lỗi là xong.

Cần cho các cháu đó đi trường giáo dưỡng, các gia đình đó ngay lập tức phải nộp tiền ký quỹ để chữa bệnh cho cháu bé kia cho đến khi khỏi bệnh, khi nào quỹ khám chữa bệnh đó hết, phải tiếp tục nộp tiếp. Không thể xem là một va chạm dân sự bình thường. Xử phạt nặng để làm gương cho xã hội”, độc giả Ngọc bức xúc.

anh 2 bat nat.png
Có nhiều lúc K. rơi vào tình trạng hoảng loạn, liên tục gào thét, không nhận ra người thân

Một độc giả cũng khẳng định: “Các cháu có hành vi côn đồ có tổ chức kia cần được tách ra môi trường khác phù hợp hơn. Phụ huynh của các cháu đó cũng nên xem lại việc giáo dục con em mình, đứa trẻ không tự nhiên sinh ra các hành vi và suy nghĩ như vậy.

Các hành vi đó thường xuất phát từ môi trường xung quanh và xem các clip trên mạng xã hội rồi bắt chước theo và nhen nhóm dần, không lâu nữa thì sẽ thành cộm cán của xã hội. Tuổi của các cháu có khi còn rõ về luật áp dụng với từng lứa tuổi rồi chứ đừng nghĩ rằng nhỏ mà không am hiểu luật đâu. Các bậc cha mẹ hãy chú ý đến việc giáo dục con cái mình, chú ý hơn đến các con của mình”.

“Những cháu bé bắt nạt bạn cần phải đưa đi học 1 khóa giáo dưỡng trong chí ít 6 tháng (và tôi nghĩ chúng ta nên có hình thức bắt buộc giáo dục đối với những trẻ nhỏ tuổi mà đã có máu côn đồ). Nếu không, lớn lên chúng sẽ trở thành những đối tượng bất hảo.

Còn bé mà đã biết liên kết đánh bạn để trấn tiền không khác xã hội đen. Ngôi trường cháu K. đang học cũng cần được xem xét lại về chất lượng khi để sự việc đau lòng như vậy xảy ra (mà nó đã diễn ra trong 1 khoảng thời gian không ngắn). Thầy cô giáo và kể cả phụ huynh trong lớp cũng kém quan tâm tới học sinh. K. bị bắt nạt một thời gian dài và lớp tồn tại một nhóm cá biệt như thế mà tất cả các phụ huynh, giáo viên đều không hay biết?

Với gia đình cháu K., tôi nghĩ anh chị nên chuyển trường để cháu thoát khỏi bóng ma tâm lý. Anh chị cố gắng chọn ngôi trường nào có chất lượng và môi trường học tập tốt hơn cũng như học sinh lành hơn. Tôi rất mong cháu K. nhanh khỏe mạnh trở lại”, là quan điểm của độc giả Phương Anh.

Độc giả Hải Nam cũng cho rằng, nhà trường cần tăng cường các tiết học Giáo dục công dân, kỹ năng sống để các cháu có kỹ năng tự vệ và tránh có các hành vi lệch lạc. 

Nhiều độc giả cũng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để bảo vệ con, em khỏi nạn bạo hành học đường. 

Độc giả Đinh Hữu Hải viết: “Tôi vẫn luôn dặn con, nếu bị bạn đánh thì phải chạy. Thoát được về kể bố mẹ, thầy cô, nếu còn tiếp tục bị đánh, con hãy tự vệ dùng bất cứ thứ gì có thể”.

Độc giả Nội thất Phan Hải cũng có chung quan điểm: “Phải dạy con ngay khi còn bé biết bảo vệ bản thân mình, kèm theo tập thể dục, thể thao, hay học võ. Bị đánh nếu không đánh trả được thì phải chạy rồi về nói với bố mẹ để giải quyết chứ tuyệt đối không được đứng yên để cho bị đánh”.

Tận cùng nỗi đau khi có con bị đánh đến hoảng loạn, gọi bố mẹ là 'côn đồ tốt'

Tận cùng nỗi đau khi có con bị đánh đến hoảng loạn, gọi bố mẹ là 'côn đồ tốt'

Trong khi các bạn cùng trang lứa đang tới trường học thì K. phải vật vã ôm đầu đầy đau đớn. Cả gia đình “quay cuồng” mỗi khi K. la hét...
相关内容
推荐内容