Điều khiển xe buông cả 2 tay hay dùng chân điều khiển; điều khiển xe chạy 1 bánh với xe 2 bánh... sẽ có mức phạt nặng đối với chủ phương tiện.
Vừa gọi điện vừa lái xe bị phạt 100 - 200 nghìn đồng
Nghị định Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt,ữnglỗiviphạmngớngẩnkhibạnđiềukhiểnxegắnmálịch thi đấu giao hữu cũng tăng mức phạt đối với nhóm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt từ 100 - 200 nghìn đồng (mức phạt tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP là 60 - 80 nghìn đồng).
Trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cũng bị phạt từ 100 - 200 nghìn đồng.
Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe
Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tại điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP với lỗi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày; tạm giữ phương tiện đến 10 ngày; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe.
Điều khiển xe chạy 1 bánh với xe 2 bánh
Theo quy định tại điểm c, khoản 7 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 thì hành vi điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe 2 bánh hay 2 bánh với xe chạy 3 bánh bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày; tạm giữ phương tiện đến 10 ngày; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe.
Điều khiển xe chạy 1 bánh với xe 2 bánh. |
Điều khiển xe gắn máy lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ
Theo nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau: Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày; tạm giữ phương tiện đến 10 ngày; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe.
(Theo Bizlive)
Giật mình với loạt xe sang 5-6 tỉ vô tư gắn biển xanh(责任编辑:Cúp C2)
Phong cách bên ngoài sân cỏ của các cầu thủ nữ Việt Nam
Video 'lộ diện' Porsche 911 thế hệ mới
CEO Apple lo mất lợi thế với đối thủ Samsung
Những ai được nâng cấp miễn phí 128 lên 512 GB khi mua Galaxy Note 9?
MV 'There’s no one at all' của Sơn Tùng bị xóa sổ trên YouTube
God of War ra mắt truyện tranh mới, tiết lộ tình tiết của phần 5
Truyện Sau Khi Xuyên Sách Tôi Biến Thành Đoàn Sủng
360mobi Cờ Tỷ Phú: Đăng ký càng nhiều, nhận thưởng càng lớn
Nhận định, soi kèo Malut United vs Madura United, 15h30 ngày 10/1: Tiếp tục đáy bảng
Đây là cách nuôi dạy thiên tài của cha mẹ Bill Gates