Ngày 4/10,ẻemViệtNamsửdụngmạngxãhộkeo 88 tại Hà Nội, tại hội thảo với chủ đề: "Mạng xã hội và sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên tại Việt Nam" do Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng (Trường Đại học Y Hà Nội) tổ chức, các chuyên gia đều khẳng định mạng xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội, đặc biệt với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ người dùng internet và mạng xã hội. Hiện nước ta có hơn 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng 73% dân số. Trong số đó có 7% thuộc độ tuổi từ 13 đến 17 và gần 10% thuộc độ tuổi từ 18 đến 24.
Khảo sát của UNICEF năm 2022 cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam 12-13 tuổi sử dụng internet hàng ngày, con số này ở lứa tuổi 14-15 là 93%. Còn theo Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, thời gian trẻ em Việt Nam sử dụng mạng xã hội là 5-7 giờ mỗi ngày.
Nhiều ý kiến tham luận cho rằng các nền tảng xã hội được thiết kế để có thể gây nghiện cho người dùng, đặc biệt giới trẻ. Điều này gây ra các tác động tiêu cực cho sức khỏe tâm thần như trầm cảm, mất ngủ, lo âu, sao lãng trong học tập cũng như hàng loạt các vấn đề khác đối với sức khỏe tâm thần của người dùng.
Ví dụ, tại Mỹ, tỷ lệ mắc các đợt trầm cảm nặng trong 12 tháng ở thanh thiếu niên đã tăng từ 8,7% vào năm 2005 lên 11,3% vào năm 2012. Các hoạt động trên màn hình phương tiện truyền thông đã được cho là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng trầm cảm, tự tử ở thanh thiếu niên.
Sử dụng mạng xã hội quá mức tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần
"Mạng xã hội đã sử dụng các thuật toán khác nhau dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế hoạt động của não bộ nhằm tối đa hóa thời gian sử dụng, liên tục lôi cuốn người dùng mạng xã hội, tạo ra các chu kỳ tương tác gây nghiện", ông Cao Hoàng Nam, đại diện Sáng kiến Z&Alpha nhấn mạnh.
Theo ông, Việt Nam chưa có nghiên cứu về tác động của mạng xã hội với đối tượng thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc sử dụng mạng xã hội quá mức tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Trẻ sử dụng quá nhiều mạng xã hội có thể dẫn đến sao nhãng học tập, trầm cảm, cảm giác cô đơn, những tác động đó có thể dẫn đến trầm cảm lâu dài.
Ông đặc biệt nhấn mạnh đến đối tượng dưới 13 tuổi khi sử dụng mạng xã hội bởi lứa tuổi này đang ở giai đoạn hoàn thiện não bộ, nên việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội tác động lớn đến não của trẻ em.
Vì thế, cần có thêm các nghiên cứu này ở Việt Nam để đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội đến thanh thiếu niên.
Theo ông Nam, Việt Nam chưa có nghiên cứu về sự gia tăng sử dụng mạng xã hội ở lứa tuổi thanh thiếu niên, tuy nhiên, chúng ta có thể thấy điều này qua sự gia tăng internet và mạng xã hội tại nước ta.
Ông lấy ví dụ, năm 2014, nước ta chỉ có 37 triệu người sử dụng internet và số liệu gần như tương đồng sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên qua 10 năm, năm 2024, con số này đã là 78 triệu người sử dụng internet, số lượng người sử dụng mạng xã hội cũng tương đồng như vậy, trong đó rất nhiều thanh thiếu niên và trẻ em.
Cần trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng xã hội
Theo TS Nguyễn Thị Mai Hương, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, lợi ích mang lại từ mạng xã hội là sự tăng cường kết nối xã hội, cơ hội thể hiện bản thân và tiếp cận thông tin cũng như các nguồn lực cho thanh thiếu niên trong học tập và cuộc sống.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 81% học sinh báo cáo rằng mạng xã hội giúp họ cảm thấy được kết nối hơn với bạn bè và thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, khi lạm dụng mạng xã hội, thanh thiếu niên có thể gặp các tác động tiêu cực, như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, cô lập xã hội và nghiện internet, bắt nạt qua mạng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tội phạm trên mạng gia tăng, áp lực từ bạn bè và tiếp xúc với nội dung độc hại là một số rủi ro liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội, dẫn đến việc tự làm hại bản thân, suy nghĩ tự tử và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Những kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát, giáo dục trẻ em về việc sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm và lành mạnh.
PGS.TS Lê Minh Giang, Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết, hội thảo này là bước đi đầu tiên cho các nghiên cứu toàn diện về tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt Nam.
Từ đó, xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức, hướng dẫn cho nhà trường, phụ huynh, người dùng các giải pháp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên Việt Nam trong kỷ nguyên số.
Trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân và duy trì sự kiểm soát khi dùng mạng xã hội chính là chìa khóa giúp chúng ta tận dụng triệt để những lợi ích mà không để ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Việt Nam.
顶: 52踩: 554
评论专区