Nokia 3210, “chú dế” mở đầu cuộc cách mạng di động như thế nào?_lịch thi đấu đá bóng

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【】 发布时间:2025-01-10 13:01:14 评论数:

Năm 1997,údếmởđầucuộccáchmạngdiđộngnhưthếnàlịch thi đấu đá bóng những chiếc điện thoại đều nhàm chán. Sau khi Motorola lần đầu trình diễn công nghệ di động, thiết bị này nhanh chóng vấp phải hàng loạt thử thách từ kích cỡ, chi phí, năng lực xử lý, cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, một ngành công nghiệp cũng từ đó dần dần nổi lên, dù chỉ phục vụ cho tầng lớp lãnh đạo doanh nghiệp (chiếc DynaTAC của Motorola có giá 4.000 USD trong năm 1984), nhấn mạnh giá trị mang tính biểu tượng. Bước sang những năm 1990, thiết bị nhỏ đi, chi phí cuộc gọi thấp hơn, vùng phủ sóng rộng hơn. Song, khái niệm điện thoại di động vẫn gắn liền với một thiết bị chậm chạp, vụng về, cho đến khi một nhà thiết kế tài năng hướng đến sự đơn giản cho ra đời chiếc điện thoại thay đổi mọi thứ.

Người đó không phải Jony Ive và chiếc điện thoại cũng không phải iPhone. Đó là người đàn ông có tên Frank Nuovo, và thiết bị anh tạo ra là một trong số ít những máy được mọi người nhớ tên: Nokia 3210. Không chỉ vậy, hình dáng, bộ vỏ, nhạc chuông cổ điển hay game di động mới làm nên sự nổi tiếng cho nó.

Ngày nay, khi một điện thoại mới được công bố, nó kéo theo làn sóng báo chí, tiếp thị liên tiếp. Có các tin đồn, rò rỉ, live blog, suy đoán, đánh giá, mổ xẻ, bài kiểm tra áp lực. Khi Apple ra iPhone 7, Thời báo Wall Street đã phát trực tiếp lên Facebook cảnh dìm máy dưới nước để kiểm tra khả năng chống nước.

Cuối những năm 1990, những chiếc điện thoại mới không tạo ra xáo động như vậy. Không có sự kiện giới thiệu nào cho Nokia 3210, các tờ báo lớn còn không buồn đánh giá. Tuy nhiên, nếu nhìn lại quá khứ, nó đã khuấy động cuộc cách mạng di động không thua bất kỳ thiết bị nào khác trong lịch sử. 3210 và ‘hậu duệ’ của nó xác lập lại vai trò của công nghệ trong cuộc sống của chúng ta. Bằng cách suy tính lại các linh kiện mấu chốt cũng như chú ý đến cách người trẻ sử dụng nó, họ đã biến một thứ kỳ cục thành một thứ đơn giản và lịch sự. Nó là bài học đáng ghi nhớ cho những ai đang muốn phát triển thiết bị đột phá tiếp theo.

Hãy cùng quay lại năm 1997. Nhà sản xuất hàng đầu khi ấy, Motorola, cơ cấu vòng đời sản phẩm xoay quanh các tiến bộ cơ bản trong công nghệ, chủ yếu là chipset trên điện thoại và cơ sở hạ tầng viễn thông phụ trách tín hiệu mạng. Khi một chipset sẵn sàng, họ mới ra mắt dòng điện thoại mới. Nokia, công ty đứng sau về uy tín và doanh số, cũng vậy. Những lãnh đạo trẻ, đầy quyết tâm đang tìm kiếm một lợi thế để đối đầu với đối thủ lớn hơn. Họ có lẽ đã nhìn thấy trước sự hội tụ các tiến bộ công nghệ cho phép điện thoại di động đến với đám đông, trong đó có mạng 2G để mọi người nhắn tin văn bản. Song, tồn tại một vấn đề: không có chipset mới nào để Nokia xây dựng thiết bị mới. Nó giống như “bình mới rượu cũ” nhưng Nuovo xem đây là khoảnh khắc của mình.

Theo truyền thống, các hãng điện thoại di động xem kỹ thuật như lợi thế cạnh tranh cốt lõi nhưng thường thuê thiết kế bên ngoài. Nokia, ngược lại, lại cam kết sử dụng các chuyên gia thiết kế của mình và mời Nuovo về từ Designworks, cho ông một nhóm và studio riêng tại Calabasas, California. Do không có chỉ thị rõ ràng về điện thoại kế tiếp, ông xem như cái cớ để sáng tạo. “Chúng tôi bắt đầu nghĩ, “Hãy đổi mới hình dạng và kiểu dáng””, Nuovo hồi tưởng.

Cuối năm 1997, Nuovo áp dụng “quy trình tầm nhìn” có tên Vision ’99. Ông chia các nhà thiết kế thành từng nhóm và giao cho họ sáng tạo các concept mới, không chỉ 1 mà tới 7 điện thoại khác nhau hoàn toàn, mỗi máy lại được chế tạo xoay quanh phân khúc và mục đích khác nhau. Các phân khúc mà họ lựa chọn – “xa xỉ”, “cao cấp”, “doanh nhân/cổ điển”, “thời trang”, “thể thao”, “biểu đạt” và “tuổi trẻ” – đều quen thuộc với các nhà thiết kế và nhà tiếp thị trong các lĩnh vực khác. Song, chưa ai chia lát thị trường di động như vậy.

Alastair Curtis, nhà thiết kế người Anh hoạt động dưới quyền Nuovo, nhớ lại: “Chúng tôi phải kể câu chuyện về thị trường di động sẽ trở thành thế nào, không chỉ là một sản phẩm kinh doanh”. Nhóm của ông lấy cảm hứng từ các thiết bị tiêu dùng như đồng hồ Casio G-Shock và Sony Walkman. “Chúng tôi không sợ hãi. Mọi thứ đều sẵn sàng để thay đổi”.

Từ lúc mới bắt đầu, concept điện thoại “biểu đạt”, có thể thay đổi theo thị hiếu cá nhân, đã có đà riêng bên trong dự án. Cả nhóm thiết kế không thiết lập từ hình mẫu nào vì không có tên tuổi lớn nào từng sản xuất một thiết bị cho người trẻ. Họ đối mặt với câu hỏi: làm thế nào để biến một thứ vô cùng không thú vị thành hấp dẫn? Concept đó chính là Nokia 3210 sau này.

Các nhà thiết kế bắt đầu bằng việc suy nghĩ về linh kiện kém hấp dẫn nhất: ăng-ten. Không chỉ lập dị, nó còn làm cho điện thoại khó mang theo trong túi áo. Không thể nghĩ ra cách trang hoàng nó, họ quyết định đơn giản hơn là làm cho nó biến mất, đặt vào bên trong thiết bị. Đó là lựa chọn táo bạo được đưa ra bởi các nhà thiết kế và khiến các kỹ sư tức điên. Peter Roepke, người đứng đầu dự án đưa 3210 thành hiện thực, thừa nhận ăng-ten bị giấu đi là điểm khó khi bán hàng. “Tất cả điện thoại đều có ăng-ten ngoài. Người tiêu dùng mặc định nghĩ nó không hoạt động tốt nếu thiếu ăng-ten”. Còn đối với kỹ sư trong nhóm, họ hoàn toàn phản đối. Song, cuối cùng, họ đã thiết kế lại bộ pin của máy để nhét vừa ăng-ten vào trong.

最近更新