Nóng bỏng tay nghề 'đấu giá bán chênh', độc chiêu thổi giá đất_tỷ lệ kèo bóng đá hôm nay
"Người quen" trong nhiều cuộc đấu giá
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội nói với VietNamNetrằng,óngbỏngtaynghềđấugiábánchênhđộcchiêuthổigiáđấtỷ lệ kèo bóng đá hôm nay ông biết có một số nhóm chuyên đi đấu giá, rồi bán sang tay thu ngay tiền chênh sau mỗi cuộc đấu.
“Đây là những gương mặt quen thuộc xuất hiện tại nhiều cuộc đấu giá. Các nhóm này không chỉ tham gia đấu giá ở Hà Nội mà còn đi các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam,... Tại các phiên đấu giá, họ sẽ giành mua nhiều lô sau đó bán sang tay ngay.
Với việc tiền đặt cọc thấp, từ hơn 100-200 triệu đồng/lô, nếu đấu giá được 2 lô họ chỉ cần bán 1 lô với giá chênh từ 200-300 triệu đồng thì kể cả bỏ cọc lô còn lại vẫn có lợi nhuận. Tính ra, chi phí cơ hội tương đối tốt mà chi phí rủi ro cũng chấp nhận được. Bỏ cọc thì không mất nhiều, nhưng nếu trúng lại được rất nhiều”, vị này phân tích.
Đất đấu giá leo thang, phiên sau cao hơn phiên trước ở Hà Nội. Biểu đồ: Hồng Khanh
Ông Phạm Đức Toản, CEO CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ Việt Nam (EZ Property), nhìn nhận, sau đấu giá, các lô đất được chào bán công khai với giá chênh lên đến hàng trăm triệu đồng thì đất đấu giá có nguy cơ biến thành một loại hàng hóa mới trên thị trường bất động sản và nghề “đấu giá bán chênh” với những đội đấu giá chuyên nghiệp cũng xuất hiện.
Cũng theo ông Toản, từ các cuộc đấu giá tại các huyện ngoại thành Hà Nội thời gian qua, chỉ cần so sánh với giá đất trên thị trường trong khu vực sẽ thấy mức trúng đấu giá đất lên đến hơn 100 triệu đồng/m2 là không đúng giá trị thật.
Đơn cử như ở Thanh Oai, đất đấu giá cao nhất lên đến 100,5 triệu đồng/m2, trong khi cùng nằm trên địa bàn này, đất ở khu đô thị Thanh Hà với hạ tầng đầy đủ, gần trung tâm hơn nhưng giá cũng chỉ phổ biến trong khoảng 60-80 triệu đồng/m2.
Hay tại Hoài Đức, nơi vừa có lô đất trúng đấu giá 133,3 triệu đồng/m2, thì ở Khu đô thị An Khánh (Hoài Đức) có giá nhà liền kề khoảng 80-90 triệu đồng/m2, bao gồm cả đất và nhà.
"Lý do gì khiến những lô đất đồng không mông quạnh lại có giá cao đột biến như thế", ông Toản đặt vấn đề và bày tỏ lo ngại giá đất trong khu vực cũng có xu hướng tăng theo. Từ đó, hình thành một mặt bằng giá mới, khiến cho giá bất động sản Hà Nội thêm nóng.
Chiêu trò 'thổi' đất đấu giá
TS Trần Xuân Lượng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, cho rằng, đấu giá đất đang trở thành vấn đề nổi cộm khi giá đất thường bị đẩy lên cao hơn nhiều so với giá trị thực tế.
Theo ông Lượng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, với nhiều chiêu trò đằng sau các cuộc đấu giá.
“Một trong những chiêu trò đó là chiến thuật của nhóm đầu cơ đến từ nơi khác. Các nhóm này tham gia đấu giá với mục tiêu đẩy giá lên cao, sau đó nhanh chóng bán lại với mức chênh lệch lớn. Họ không có ý định phát triển trên đất, mà chỉ chờ cơ hội để thu lợi ngắn hạn, làm biến động thị trường và gây khó khăn cho những người có nhu cầu thực sự”, ông Lượng nói.
Nhìn lại phiên đấu giá đất tại Thanh Oai (ngày 10/8), trong 68 thửa đất ở ngõ Ba, thôn Thanh Thần được đưa ra đấu giá, khoảng 1.500 người tham gia chỉ 2 người trúng đấu giá có hộ khẩu ở Thanh Oai, không có ai ở xã Thanh Cao. Nhiều người trúng đấu giá đến từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ...
Cũng theo ông Lượng, một chiêu trò khác là thổi phồng thông tin dựa vào sự thay đổi luật pháp, chẳng hạn như lệnh cấm phân lô bán nền, để tạo ra cảm giác khan hiếm đất và nhu cầu ảo, đẩy giá đất lên cao hơn giá trị thực.
Ngoài ra, có hiện tượng trả giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng thiết lập mặt bằng giá mới để mua đi, bán lại nhiều lô đất đã trúng đấu giá thấp hơn, hoặc bán ra các lô đất đã mua gom trong khu vực nhằm thu lợi.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để hạn chế tình trạng thổi giá đất đấu giá, cần tăng mức đặt cọc để nâng cao trách nhiệm của người tham gia đấu giá.
TS Trần Xuân Lượng kiến nghị, cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, cải cách chính sách, quy hoạch đồng bộ, tạo nguồn cung dồi dào về nhà ở nói chung.
Bên cạnh đó, hạn chế đấu giá đất nền, đồng thời ban hành sớm chính sách thuế. Ví như, phải cam kết về thời gian xây dựng nhà ở trên đất, từ 1-2 năm sau khi trúng đấu giá mới được phép chuyển nhượng, được mua bán. Nếu chuyển nhượng lại trong khoảng thời gian trên thì tính thuế thật cao, như các nước trên thế giới đã áp dụng, nhằm giữ ổn định thị trường, chống đầu cơ và rửa tiền.
Ông Phạm Đức Toản thì chia sẻ, bản thân doanh nghiệp làm dự án cũng thấy rất hoang mang khi đất đấu giá có dấu hiệu bất thường, bị bơm thổi không đúng với giá trị thật.
"Từ một khu đất sau một phiên đấu giá bỗng tăng gấp nhiều lần mặt bằng chung sẽ khiến sản phẩm bất động sản bài bản của doanh nghiệp không bán được như giá trúng. Nhà nước khi thu hồi đất cũng có thể gặp khó khăn do người dân phản ứng vì chênh lệch quá lớn khi nhìn vào đất đấu giá”, ông Toản nói.
Trước việc một số trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, ngày 21/8, Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ trưởng các bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường.
Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Đồng thời, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.
Trong khi đó, trao đổi với VietNamNet hôm qua, lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường Hà Nội cho hay, cơ quan này đang thực hiện kiểm tra để đánh giá toàn diện các cuộc đấu giá đất tại Hà Nội thời gian qua.