您现在的位置是:World Cup >>正文

Ông Mai Thanh Chí: Sáng ngời tấm gương đạo đức cách mạng_lịch thi đấu giải bundesliga

World Cup426人已围观

简介Nhớ lại những ngày tháng lịch sử cách đây 70 năm với cờ, hoa rực rỡ chào đón sự kiện trọng đại của đ ...

Nhớ lại những ngày tháng lịch sử cách đây 70 năm với cờ,ÔngMaiThanhChíSángngờitấmgươngđạođứccáchmạlịch thi đấu giải bundesliga hoa rực rỡ chào đón sự kiện trọng đại của đất nước, ông Mai Thanh Chí (Mai Sơn Việt), một cán bộ tiền khởi nghĩa ở phường Phú Cường (TP.TDM) không khỏi bồi hồi với những cảm xúc dâng trào. Dù thời gian đã trôi qua 70 năm nhưng ông không thể nào quên ký ức của những ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.

 Như muốn tận mắt nhìn thấy sự thay da đổi thịt của đất nước nói chung và Bình Dương nói riêng sau 70 năm hoàn toàn độc lập, 40 năm thống nhất đất nước, ông Mai Thanh Chí thường dắt chiếc xe đạp chậm rãi đi qua những tuyến phố mà ông đã từng đi, gặp những người mà ông đã từng gặp để hàn huyên tâm sự, dù người cùng thời với ông, nay còn lại cũng không nhiều. Gặp và trò chuyện với ông hôm nay, ông đã ở tuổi xế chiều, bao nhiêu người đồng chí, đồng đội cùng thời đã ra đi gần hết. Giọng ông đầy tâm trạng: “Mỗi dịp lễ, được gặp lại nhau vừa để hồi tưởng về những ngày đã qua và cũng để điểm danh xem ai còn, ai mất... Mà nay, người đã mất nhiều hơn người còn...”. Rồi ông hồi tưởng lại cả cuộc đời làm cách mạng của mình, từ những ngày đầu tham gia kháng chiến ở Tân Uyên, ra Bắc… rồi trở về góp tay xây dựng quê hương, kể cả sau khi đã nghỉ hưu.

Dù tuổi cao sức yếu nhưng ông Mai Thanh Chí vẫn miệt mài
cống hiến cho xã hội. Ảnh: T.THẢO

Nhớ về hào khí cách đây 70 năm, ông Mai Thanh Chí kể: “Ông tham gia cách mạng từ năm 1944 với danh nghĩa hội viên Hội truyền bá quốc ngữ ở quận Tân Uyên, thuộc tỉnh Biên Hòa xưa (nay thuộc TX.Tân Uyên). Khi đó, ông được giao nhiệm vụ về xã Thạnh Hội - quê ông, mở thí điểm lớp truyền bá quốc ngữ. Hội đứng ra tổ chức các cuộc diễn thuyết nhằm giảng dạy, phổ biến những điều thường thức cho đồng bào. Dưới danh nghĩa là một hội văn hóa giáo dục chống mù chữ cho dân nhưng thực chất đây là một tổ chức chính trị có sự tham gia của nhiều nhà hoạt động cách mạng. Thông qua đó, hội tuyên truyền giáo dục, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh trong toàn thể quần chúng nhân dân. Vì vậy, tuy mới ra đời (ở Nam bộ, hội được cấp phép hoạt động ngày 18-8-1944) nhưng hội đã được các tầng lớp nhân dân đón nhận và ủng hộ”.

Cũng giống như nhiều địa phương khác ở Nam bộ lúc bấy giờ, năm 1940, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, nhân dân Tân Uyên đã nổi lên đấu tranh ở nhiều xã. Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, Pháp đàn áp dã man, nhiều cơ sở cách mạng bị phá vỡ. Quần chúng một số nơi bị khủng bố ác liệt. Phong trào cách mạng của nhân dân Tân Uyên gặp phải khó khăn lớn. Mãi đến đầu năm 1944, các cơ sở Đảng tại địa phương mới cơ bản phục hồi và tiếp tục hoạt động. Điển hình nhất là ở Phước Hòa (thuộc huyện Phú Giáo ngày nay), phong trào diễn ra rất mạnh mẽ. Tại các vùng khác trong huyện, các cơ sở Đảng tổ chức tuyên truyền nhân dân chuẩn bị cướp chính quyền khi thời cơ đến.

Đầu 1945, Nhật đầu hàng, thời cơ khởi nghĩa đã đến, nhân dân Tân Uyên dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gấp rút chuẩn bị, đợi khi có lệnh sẽ đồng loạt nổi dậy đánh đổ bọn tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập chính quyền cách mạng. Ông Mai Thanh Chí hồi tưởng: “Từ những ngày Nam bộ kháng chiến, Tân Uyên đã hình thành được một nhóm vũ trang với khoảng 1 tiểu đội có 3 súng trường, 3 súng săn, do Nguyễn Văn Quỳ (tức 9 Quỳ chỉ huy). Và để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa, ngày 14-8-1945, Đội Cảm tử quân của Tân Uyên được thành lập với 14 đội viên (trong đó có 1 nữ) do đồng chí Tiệm chỉ huy. Cùng với Đội Cảm tử quân thì trên khắp 32 xã lúc bấy giờ, lực lượng Thanh niên Tiền phong cũng hoạt động rất sôi nổi. Khắp nơi trong quận, chỗ nào cũng tổ chức học tập quân sự, tuần tra, bảo vệ xóm làng. Cùng với Đội Cảm tử quân, Thanh niên Tiền phong là lực lượng đã đóng góp to lớn cho thắng lợi Cách mạng Tháng Tám ở địa phương; đồng thời hai lực lượng này cũng chính là những hạt giống đầu tiên của lực lượng vũ trang Tân Uyên anh dũng sau này”.

Trong hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, ông Mai Thanh Chí từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong kháng chiến và trong xây dựng đất nước, như Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Tân Uyên; Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; Bí thư Thị ủy Thủ Dầu Một (nay là TP.TDM)… Ghi nhận công lao to lớn đó, ông Mai Thanh Chí đã có rất nhiều bằng khen, giấy khen, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng như Huân chương Lao động hạng nhì vì có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Huân chương Độc lập hạng nhì...

Không chỉ cống hiến hết mình cho cách mạng trong những năm kháng chiến ác liệt, cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sau khi nghỉ hưu, với tinh thần vì Đảng, vì dân, ông được tín nhiệm làm Bí thư chi bộ ấp và tiếp tục có những đóng góp vào xây dựng quê hương cho đến năm 1989. Hiện nay, dù tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn miệt mài cống hiến cho xã hội. Thỉnh thoảng, ông vẫn tích cực đóng góp vào việc biên soạn lịch sử cho các đơn vị mà ông đã từng tham gia, rồi nghiên cứu tài liệu, báo chí về tình hình của đất nước, của địa phương. Mặc dù ông được miễn sinh hoạt Đảng do tuổi cao nhưng ông vẫn yêu cầu được tham gia, luôn có mặt đầy đủ, các buổi học nghị quyết, họp khu phố, chi bộ và các cuộc họp mà ông được mời tham gia.

93 tuổi đời, 68 năm tuổi Đảng, nhưng tinh thần cống hiến để góp phần xây dựng địa phương giàu mạnh vẫn sôi sục trong ông. Trong đó, điều hết sức trân trọng là việc ông thường xuyên tham gia công tác giáo dục truyền thống, truyền đạt vốn kiến thức quý giá về Đảng, đất nước, về công tác mà ông đúc kết từ thực tiễn cho thế hệ hôm nay. Tính từ ngày về hưu đến nay, ông đã phát hiện và bồi dưỡng kết nạp hơn 20 đảng viên.

Mỗi ngày trôi qua cũng có vẻ như đồng nghĩa sức khỏe của ông Mai Thanh Chí giảm đi, nhưng tinh thần tận tụy và quyết tâm cống hiến vì mục tiêu lý tưởng của Đảng của ông sẽ tồn tại mãi mãi. Ông là tấm gương sáng, là niềm tin để tiếp lửa truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay học tập, noi gương để ra sức thi đua, chung tay xây dựng quê hương đất nước trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với toàn cầu. 

 Không chỉ cống hiến hết mình cho cách mạng trong những năm kháng chiến ác liệt, cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sau khi nghỉ hưu, với tinh thần vì Đảng, vì dân, ông Mai Thanh Chí được tín nhiệm làm Bí thư chi bộ ấp và tiếp tục có những đóng góp vào xây dựng quê hương cho đến năm 1989. Hiện nay, dù tuổi cao sức yếu nhưng ông vẫn miệt mài cống hiến cho xã hội. Thỉnh thoảng, ông vẫn tích cực đóng góp vào việc biên soạn lịch sử cho các đơn vị mà ông đã từng tham gia, rồi nghiên cứu tài liệu, báo chí về tình hình của đất nước, của địa phương.

Tags:

相关文章



友情链接