Trường học dùng 4 bộ SGK khác nhau: Nhà quản lý nói gì?_số liệu thống kê về al-nassr gặp al taawon
Năm học 2022-2023,ườnghọcdùngbộSGKkhácnhauNhàquảnlýnóigìsố liệu thống kê về al-nassr gặp al taawon Trường THCS Văn Yên, Hà Nội sẽ dùng 4 bộ sách khác nhau. Trong thông báo gửi đến giáo viên chủ nhiệm, để gửi cho phụ huynh học sinh mới đây, lãnh đạo trường này có nêu tên 4 bộ sách giáo khoa được dùng cho lớp 6 và lớp 7 của trường như sau: Môn Toán: Bộ sách giáo khoa Cánh diều; Môn Mỹ thuật: Bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo; Môn Tiếng Anh: Global Success; Các môn còn lại: Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Phản hồi về VietNamNet, có độc giả cho rằng việc dùng 4 bộ sách trong cùng một trường, thậm chí 1 lớp là bình thường vì mỗi bộ sách có cái hay, dở khác nhau.
“Tuy nhiên trường đã chọn thì cũng cần nêu lý do tại sao chọn để phụ huynh khỏi thắc mắc. Nhà trường cũng thông báo sớm và đủ thời gian để phụ huynh đăng ký mua sách cho con với sự hỗ trợ của nhà trường. Thực hiện minh bạch các đối tác cung cấp, tránh tâm lý nhà trường cố tình trộn sách từ các bộ sách khác nhau để gây khó khăn khăn cho phụ huynh dẫn đến việc phải mua sách thông qua trường”- độc giả này viết.
Tuy nhiên, nhiều độc giả không đồng tình với việc này vì cho rằng học nhiều bộ sách rất rối rắm, bất tiện, lãng phí.
'Không phải sách giáo khoa nào cũng hay'
Chia sẻ với VietNamNet, hiệu trưởng một trường phổ thông ở TP.HCM cho hay, mỗi bộ SGK có sở trường, sở đoản nhưng có đặc điểm chung là cấu trúc chương trình như Bộ GD-ĐT quy định, dù các tác giả có viết thêm 5-10% nội dung để làm phong phú sách.
Theo vị hiệu trưởng này, sách giáo khoa không bắt buộc học sinh phải mua, tuy nhiên người thầy đứng lớp dạy cuốn sách nào thì phải giới thiệu cho học sinh biết cuốn sách đó để có sự tương thích giữa cách dạy của thầy và cách đọc sách của trò. Người thầy cũng phải hướng dẫn học sinh lên mạng tìm kiến thức phục vụ cho các bài học.
“Không nhất thiết phải có sách giáo khoa mới học được. Giáo viên có thể tóm tắt trên giấy A4 để học sinh chụp lại lưu trong điện thoại và học. Điều đó có nghĩa có nhiều cách chứ không nhất thiết phải triển khai nhiều bộ sách giáo khoa”- vị hiệu trưởng nói.
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện nay đã xã hội hoá sách giáo khoa, tránh tình trạng 1 bộ sách để xảy ra các hiện tượng như chủ quan, thiếu tính sáng tạo hay các hạn chế khác. Tất cả sách giáo khoa dù của tác giả nào thì vẫn là tài liệu quan trọng, cần thiết nhưng trên nền tảng chương trình. Sách giáo khoa là cụ thể hoá chương trình, những bộ sách giáo khoa phát hành đều được hội đồng thẩm định phê duyệt. Thực tế, bộ sách này phù hợp với vùng miền này nhưng có thể không phù hợp với địa phương khác, do vậy từng địa phương, trường học lựa chọn bộ sách nào đã được giao quyền để phù hợp với học sinh.
Theo ông Ngai, việc một trường học chọn một lúc 4 bộ sách giáo khoa, trong đó môn này chọn bộ sách này, môn khác chọn bộ sách khác cũng có cái hay vì bộ sách nào cũng có mặt tốt và hạn chế. Điều này thể hiện trách nhiệm của các giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa, và việc dạy học cũng không gây khó khăn gì. Nếu có điều kiện, các trường nên mua đủ những bộ sách giáo khoa do các nhóm tác giả khác nhau biên soạn và đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép sử dụng trong nhà trường (mỗi nhóm tác giả một số bộ gồm đủ các môn học) để ở thư viện cho giáo viên, học sinh tham khảo trong quá trình dạy và học.
Ông Lê Ngọc Điệp, nguyên trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng Bộ GD-ĐT và các cấp quản lý giáo dục nên quản lý mục tiêu cả chương trình giáo dục đã được Chính phủ ban hành.
Tất cả các cấp quản lý và giáo viên phải nắm thật vững chương trình và giáo viên phải nắm chắc chương trình môn học, khối lớp mình giảng dạy để từ đó chọn tài liệu giảng dạy hiệu quả nhất.
Đối với việc một trường học lựa chọn nhiều bộ sách khác nhau, ông Điệp cho rằng sách giáo khoa tất cả đều được thẩm định và được phép phát hành và được sử dụng hợp pháp. Sách giáo khoa soạn theo chương trình, nhưng một bộ sách không phải tất cả đều hay đều tốt. Do vậy hội đồng giáo viên sau khi nghiên cứu chọn quyển nào mà dạy cho học sinh dễ hiểu nhất hiệu quả nhất là có trách nhiệm với học sinh để hoàn thành cao nhất chương trình và mục tiêu giáo dục.
Ông Điệp cho rằng nên khuyến khích các nhà giáo tâm huyết, có kinh nghiệm và có kiến thức soạn sách giáo khoa ở môn học nào mình có thể giúp giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt mà không phải nằm trong một êkip của bộ sách này hay bộ sách kia.
Theo ông Điệp, Bộ GD-ĐT nên có 1 ban chuyên về sách giáo khoa phổ thông. Ban này có nhiệm vụ theo dõi việc sử dụng, hiệu quả của sách giáo khoa, những bất hợp lý phát sinh đồng thời cũng nhận tài liệu biên soạn của tất cả tác giả để thẩm định và cấp phép cho giáo viên, học sinh được sử dụng nhằm tạo hiệu quả tốt nhất cho mục tiêu chương trình giáo dục.
Ông Điệp nói, một điều quan trọng nữa là hãy tìm cách mở rộng và huy động khối óc, trí tuệ, kinh nghiệm của tất cả nhà giáo để thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục nhằm thổi làn gió sáng tạo vào việc đóng góp cho giáo dục nước nhà. Một nền giáo dục mà giáo viên chỉ biết vâng lệnh và làm theo thì khó có sáng tạo và giúp học sinh có động lực sáng tạo.