Vào mùa hè,ụkiệnhữuíchnhằmbảovệôtôtrongmùanắngnóbig 6 ngoại hạng anh nhiệt độ ngoài trời tại nhiều địa phương có thể lên trên dưới 40 độ C. Nếu đóng kín cửa, hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ trong khoang xe có thể bị đốt lên tới 65-70 độ C chỉ sau vài chục phút. Điều này không chỉ khiến vật liệu trong khoang nội thất bị xuống cấp nhanh chóng mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sự an toàn của người ngồi trên xe.
Một chiếc ô tô bị vỡ kính do lọ nước hoa đặt trong xe phát nổ khi bị phơi nắng quá lâu (Video: Newsflare)
Dưới đây là một số phụ kiện rẻ tiền nhưng lại có tác dụng bảo vệ xế cưng của bạn dưới thời tiết nắng nóng như hiện nay:
Bạt phủ ô tô
Bạt phủ ô tô là phụ kiện khá phổ biến và được nhiều chủ xe sử dụng để bảo vệ lớp sơn và nội thất chiếc xe khỏi nắng nóng mùa hè. Đồng thời, bạt phủ còn có tác dụng chống nước, bụi và những va quệt nhẹ khi đỗ trong bãi gửi xe.
Tuy nhiên, phụ kiện này chỉ phù hợp với những chiếc xe ít sử dụng bởi thời gian lắp đặt, trùm lên xe khá phức tạp, thường đòi hỏi phải 2 người cùng thao tác. Nếu không cẩn thận hoặc không được vệ sinh sạch sẽ, trong quá trình phủ bạt có thể khiến lớp sơn và kính xe bị trầy xước.
Hiện nay, giá trên thị trường cho một chiếc bạt phủ xe con loại bình dân vào khoảng 300-700 nghìn đồng tuỳ chất liệu. Với những loại bạt cao cấp, giá có thể lên tới trên 1 triệu đồng.
Ô che nắng
Loại ô được gắn lên nóc xe thông qua bộ gá hút chân không này mới xuất hiện vài năm trở lại đây và ngày càng được nhiều người đặt mua. So với phủ bạt, ô che ô tô có tính thẩm mỹ cao, dễ sử dụng hơn mà không sợ bị hấp hơi và ảnh hưởng đến lớp sơn xe. Nhược điểm của loại phụ kiện này là không che phủ được 100% xe, không chịu được gió to và chi phí khá cao.
Giá thị trường của một chiếc ô như vậy không hề rẻ, dao động từ 1-2 triệu đồng, thậm chí với nhiều loại ô cao cấp có thể có giá đến 3-4 triệu. Nhiều người dùng đánh giá, ô che nắng phù hợp với các dòng sedan với nóc xe thấp, còn với xe SUV sẽ khá bất tiện khi lắp đặt và sử dụng.
Ô che nắng kính lái
Đây là loại ô khi mở ra có hình chữ nhật với mục đích che toàn bộ kính lái khi đỗ xe dưới trời nắng. Ô che nắng kính lái khá linh hoạt, sử dụng đơn giản và gọn gàng nên được khá nhiều chủ xe sử dụng.
Tuy vậy, loại ô này không làm giảm nhiệt độ trong xe quá nhiều mà tác dụng chính của nó là giúp giảm thiểu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào xe, qua đó bảo vệ và tăng tuổi thọ cho khu vực như taplo, vô lăng, cần số, ghế trước,...
Hiện, giá của ô che nắng kính lái trên thị trường khá rẻ, chỉ dao động từ khoảng 200-400 nghìn đồng tuỳ chất liệu. Ngoài ô che kính lái, nhiều người còn sử dụng tấm phản quang hoặc rèm kéo để đạt mục đích tương tự với giá rẻ hơn, chỉ từ 50-100 nghìn/chiếc.
Rèm lưới che nắng
Trên đa số các dòng xe bình dân hiện nay, rèm che nắng cho kính sau và các cửa đều không có sẵn. Do vậy, nhiều chủ xe đã tự trang bị cho mình rèm che nắng gắn lên các kính xe. Ưu điểm của rèm này là giúp giảm ánh nắng chiếu vào người ngồi bên trong, tạo không gian mát mẻ, kín đáo khi đi đường.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rèm che, phổ biến nhất là rèm lưới tối màu gắn lên xe bằng nam châm. Giá của một bộ 5 chiếc khoảng 500-700 nghìn. Còn có loại rèm rời gắn lên kính bằng hút chân không với kích thước tương tự kính xe có giá rẻ hơn, từ 200-300 nghìn một bộ.
Phim cách nhiệt
Tại Việt Nam, có lẽ phim cách nhiệt được hầu hết người dùng ô tô sử dụng như biện pháp hữu hiệu để giảm nắng nóng cho khoang hành khách. Khác với rèm xe, phim cách nhiệt có máu tối không chỉ giúp giảm lượng ánh sáng mặt trời đi vào xe mà còn giảm nhiệt đáng kể và triệt tiêu tia UV có hại cho con người.
Hiện nay, tùy theo dòng xe 4 chỗ hay 7 chỗ và độ cao cấp của loại phim mà chi phí có thể dao động từ 2-3 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng cho mỗi xe. Nên dán loại phim cách nhiệt có thương hiệu rõ ràng và thi công ở cơ sở có uy tín, chính sách bảo hành đầy đủ. Không nên dán phim có màu quá đen, sẽ gây khó khăn khi quan sát vào ban đêm.
Ngoài việc sử dụng những phụ kiện trên để tránh nắng cho ô tô vào mùa hè, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên không nên để một số vật dụng như: Bật lửa ga, bình chữa cháy mini, đồ uống có ga, nước hoa, chai nước lọc,... trên xe bởi những vật trên có thể phát nổ và làm hư hỏng nội thất khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Hoàng Hiệp (tổng hợp)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!