TheạisaochiếnthuậtquânsựphươngTâykhôngthànhcôngởlich ngoai hang anho tờ New York Times (NYT), vào thời gian đầu của chiến dịch phản công, Ukraine đã sử dụng chiến thuật của phương Tây cùng với các phương tiện quân sự hiện đại được Mỹ và đồng minh cung cấp. Tuy vậy, hiện quân đội Ukraine đã trở lại lối đánh truyền thống, tập trung vào pháo kích từ xa thay vì cố gắng xuyên thủng phòng tuyến của Nga.
Nguồn tin của NYT tiết lộ, các chương trình đào tạo của phương Tây tập trung vào việc triển khai chiến thuật vũ trang kết hợp. Chiến thuật này đòi hỏi sự phối hợp của bộ binh, pháo binh và các đơn vị thiết giáp. Giới chức quân sự phương Tây tin rằng, chiến thuật này hiệu quả hơn so với việc pháo kích từ xa, vốn tốn kém và không hiệu quả.
"Dường như phương Tây đã quá tham vọng khi cho rằng vài tháng huấn luyện có thể giúp các lữ đoàn của Ukraine chiến đấu giống như quân đội Mỹ. Lẽ ra họ nên tìm cách giúp Ukraine phát huy tốt nhất điểm mạnh của mình, bởi Nga đã có thời gian để chuẩn bị kỹ càng cho việc phòng thủ", chuyên gia quân sự Michael Kofman nhận xét.
"Họ nhận được những yêu cầu quá cao. Các lữ đoàn của Ukraine chỉ có 1 thời gian huấn luyện ngắn, rồi họ buộc phải bước vào một trong những môi trường chiến đấu khó khăn nhất. Sai lầm là không thể tránh khỏi", ông Rob Lee, chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (Mỹ) cho biết.
Thực tế, các chuyên gia quân sự cho rằng Ukraine có thể sử dụng chiến thuật của phương Tây nếu họ vượt qua được các bãi mìn phòng thủ của Nga, nhưng quá trình này sẽ tốn rất nhiều thời gian.
"Tôi không nghĩ Kiev sẽ từ bỏ hoàn toàn chiến thuật vũ trang kết hợp. Nếu họ vượt qua được 1 hay 2 tuyến phòng thủ đầu tiên, tôi nghĩ chiến thuật này sẽ được áp dụng trở lại", ông Philip M. Breedlove, cựu Tư lệnh Đồng minh tối cao châu Âu nhận định.
Theo các quan chức quân sự Mỹ, Ukraine vẫn chưa sử dụng toàn bộ những đơn vị tốt nhất cho chiến dịch phản công. Chỉ khi toàn bộ lực lượng này xuất hiện ở tiền tuyến thì sức ảnh hưởng của các chiến thuật phương Tây mới có thể lộ rõ.
"Quân đội Ukraine cần sử dụng nhiều phương thức tác chiến khác nhau, không thể chỉ mãi sử dụng lối đánh phòng ngự", cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl nói.
评论专区