Khẩn cấp xin nhập thuốc giải độc 8.000 USD, tránh cảnh 'ăn đong từng bữa'_kết quả bóng đá info
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 16:51:58 评论数:
Văn bản khẩn được phát ra trong bối cảnh Việt Nam cạn kiệt thuốc giải độc Botulinum (BAT). Hiện tại,ẩncấpxinnhậpthuốcgiảiđộcUSDtránhcảnhănđongtừngbữkết quả bóng đá info 3 bệnh nhân nhiễm độc tố này đang được cầm cự bằng cách thở máy.
Theo bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), thuốc giải BAT sẽ giúp trung hòa độc tố botulinumcòn lại trong máu, ngăn không tấn công vào hệ thần kinh và giảm độ nặng triệu chứng.
Đồng thời, văn bản cũng được gửi Bộ Y tế, trình bày về tính cấp thiết phải có thuốc giải BAT cho bệnh nhân hiện tại cũng như dự phòng tình huống phát sinh ca ngộ độc botulinummới.
“Thuốc giải độc BAT dùng càng sớm sẽ càng hiệu quả. Trong ngành y, việc dự phòng tốt hơn điều trị nên khi phát sinh ca mới chúng ta cần phải có ngay thuốc giải để cứu được mạng người”, bác sĩ Việt nói.
Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho rằng thuốc giải độc quý hiếm như BAT cần được dự trữ với tính chất dự phòng quốc gia. Đây là loại thuốc hiếm, đắt tiền, ít khi cần dùng nhưng không thể biết khi nào sẽ có người nhiễm độc.
Do đó, khi nhập một số lượng thuốc hiếm phải chấp nhận các nguy cơ như thuốc hết hạn phải tiêu hủy. Đồng thời, cần có kinh phí nhà nước cho công tác này. Việc dự trù số lượng thuốc giải độc BAT cần nhập tùy thuộc vào Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc nhập thuốc đã từng có tiền lệ, nên thủ tục nhập về có thể chỉ mất vài ngày.
“Tôi cho rằng không nên nói đến chuyện thuốc đắt bao nhiêu tiền vì chỉ cần cứu được một mạng người, chúng ta đã 'lời' rất lớn. Mạng người lớn hơn nhiều. Hiện nay chúng tôi chỉ cầm cự cho bệnh nhân”, ông Việt nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng thuốc giải độc botulinum hay một số huyết thanh kháng độc rắn, vắc xin phòng dại… trong tình trạng “ăn đong từng bữa”.
Khi thuốc nhập về, các bệnh viện vẫn chia sẻ với nhau nhưng hết sức bấp bênh. Việc đề xuất dự trữ kho thuốc hiếm quốc gia đã được nhắc đến rất nhiều lần.
“Vấn đề không ở cái kho mà ở dự trù. Giống như nhà nước dự trù gạo để khi thiên tai thảm họa xảy ra sẽ xuất gạo cứu dân, thuốc cũng cần dự trù để trường hợp bất ngờ xảy ra, có thể huy động ngay”, bà Lan nói.
Theo bà Lan, không thể trông chờ mua sắm các loại thuốc hiếm như thuốc bình thường. Thực tế, các công ty dược không có lãi khi mua sắm do số lượng sử dụng rất ít, quy trình phức tạp. Thế nhưng nếu không có sẵn thuốc sẽ ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Bà đề xuất để tránh lãng phí, Bộ Y tế cần tính toán mua lượng thuốc hiếm đủ dùng trong một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Đối với dự trù cho tình huống thiên tai, thảm họa thì tốn tiền cũng phải làm, vì tính mạng người dân là trên hết.
"Ngành y tế phải nhìn thấy nguy cơ đó. Nếu cần thiết, có thể học tập các quốc gia lân cận như Thái Lan, Indonesia trong việc dự trù thuốc hiếm", bà Lan chia sẻ.