Người đàn ông nhiều năm làm từ thiện, xây trường trên vùng cao_lịch đá banh hôm.nay
作者:Cúp C1 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 06:44:39 评论数:
Góp chút nắng cho đời
Buổi sáng đầu đông dịu nhẹ,ườiđànôngnhiềunămlàmtừthiệnxâytrườngtrênvùlịch đá banh hôm.nay trong căn nhà nhỏ ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), người đàn ông hơn 40 tuổi đang thoăn thoắt làm hoa cài áo theo đơn đặt hàng của khách.
Anh Nguyễn Bảo Sơn |
Chỉ còn vài bông nữa là anh hoàn thiện đơn hàng, đủ kinh phí đóng góp cùng nhóm thiện nguyện “Mùa Thu và những người bạn” tham gia các hoạt động công tác xã hội.
Anh kể, khi nào có dự án cần kêu gọi từ thiện, anh thường làm số hoa cài áo tương ứng với số tiền cần ủng hộ.
Ví dụ, cần 10 triệu, anh sẽ làm khoảng 250 bông cài áo. Mỗi bông giá 120 nghìn đồng, anh chỉ giữ lại 80 nghìn đồng tiền mua nguyên liệu, còn 40 nghìn đồng là lãi, anh ủng hộ.
Nhiều năm nay, anh cùng nhóm miệt mài quyên góp xây trường cho các em học sinh ở Hà Giang và các tỉnh miền núi, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, nấu cháo từ thiện, đấu giá tranh gây quỹ nhân đạo...
Một trong các điểm trường anh Sơn và nhóm thiện nguyện đóng góp xây dựng. |
Gần đây nhất anh tham gia ủng hộ miền Trung qua chương trình biểu diễn nghệ thuật “Đi qua giông bão” của các cựu học sinh cấp 3 khóa 93 -94 của Hà Nội.
Bảo Sơn vui vẻ chia sẻ, những gì anh làm chỉ là một hành động nhỏ góp chút nắng cho cuộc đời.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng anh đang làm công việc phi thường. Bởi, Bảo Sơn là một người khuyết tật, cuộc sống phải gắn liền với chiếc xe lăn.
Buổi đấu giá từ thiện bức tranh do anh Sơn thêu. |
Anh đã biến cuộc đời mình thành câu chuyện đầy ý nghĩa, thay vì ngồi gặm nhấm đau thương.
Sơn kể, anh sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Năm cuối cấp II, anh bất ngờ thấy tay chân yếu đi, cầm nắm không chắc. Bố mẹ đưa Sơn đi khám ở Bệnh viện Quân đội 108, bác sĩ kết luận anh bị bệnh về cơ, sức khỏe sẽ kém đi.
Từ lúc đó, anh kiên trì uống thuốc, điều trị nhưng tình trạng không cải thiện.
Năm Sơn vào cấp III, anh gần như vắng mặt trong các tiết thể dục. Đoạn đường từ nhà đến trường khá ngắn nhưng anh đi bộ rất khó khăn.
Kết thúc 3 năm học cấp III, anh từ bỏ giấc mơ đại học vì sức khỏe quá yếu. Lúc này, anh kiếm tiền từ những công việc nhỏ như: Đan len, gấp phong bì, dán hộp…
Bao nhiêu tiền kiếm được anh dùng để mua thuốc và tập vật lý trị liệu, đóng góp cho gia đình tiền sinh hoạt phí. Quãng thời gian này, anh vẫn đi lại được dù chậm chạp.
Năm 2011 là năm anh thực sự suy sụp khi chính thức bị liệt, ngồi một chỗ, hai chân mất hết cảm giác. Bảo Sơn rơi vào trạng thái sốc, không muốn tiếp xúc với ai.
Hơn một tháng tự nhốt mình trong nhà, anh bắt đầu vực dậy tinh thần, tìm các mối hàng mang về nhà làm gia công.
Thu thập thấp nhưng ít ra anh vẫn thấy mình không phải dựa dẫm kinh tế người thân.
Khi mạng internet phát triển, anh mày mò vào các trang web, youtube giải trí, tìm hiểu các thông tin cuộc sống. Một lần tình cờ, anh xem đoạn video hướng dẫn làm hoa pha lê, thấy cuốn hút liền nhờ gia đình mua nguyên liệu về tập.
Sản phẩm đầu tay của anh nhận được lời khen của bạn bè. Những lời động viên như liều thuốc tinh thần, anh hăng say nghiên cứu ra nhiều cách làm khác nhau, tay nghề mỗi lúc một nâng cao.
Thế rồi anh học thêu ruy băng, thêu vải, làm hoa cài áo… “Tất cả tôi học qua mạng, không đến một trường lớp nào”, Bảo Sơn tiết lộ.
Khởi nghiệp từ cây kim, sợi chỉ
Ban đầu anh làm nhằm mục đích giải khuây, tặng mọi người. Dần dần có người quen đặt làm giúp, họ trả tiền công. Mọi người khuyên anh làm các sản phẩm này bán.
Ngoài hoa pha lê, anh sản xuất hoa cài áo, hoa giả trang trí cho nhà hát, studio, cửa hàng… Trong đó, hoa cài áo, thêu trang phục, thêu tranh là mặt hàng chủ đạo.
Các sản phẩm tranh thêu của anh Sơn được khách hàng nước ngoài yêu thích. |
Các sản phẩm do anh làm có độ bền, kiểu dáng và màu sắc hợp mốt nên nhiều khách tín nhiệm.
Trung bình, mỗi sản phẩm hoa cài áo anh làm trong 15 - 20 phút. Mẫu nào cầu kỳ khoảng 30 - 45 phút.
Bảo Sơn từng tham gia thêu cho bộ sưu tập 30 áo dài để trình diễn trong một sự kiện của hội học sinh khóa 93-94 Hà Nội, gây được tiếng vang nhất định. Một số nhà mốt nổi tiếng tìm đến anh kết hợp, nhờ anh làm các loại hoa thiết kế riêng.
Sản phẩm Bảo Sơn làm ra có mức giá từ 120 nghìn đồng - 300 nghìn đồng/sản phẩm. Nếu khách yêu cầu, anh sẽ đặt trong hộp quà sang trọng, làm quà tặng.
Sản phẩm hoa cài áo được anh Sơn tự nghiên cứu mẫu mã. |
Nguyên phụ liệu làm hoa là keo nến, bật lửa, vải, kim chỉ… Chi phí đầu tư không nhiều nhưng để có lượng khách ổn định và lâu năm như hiện nay, đòi hỏi anh Sơn phải học hỏi mỗi ngày, làm chi tiết ngày một tinh xảo.
“Xưởng” sản xuất của anh đặt ngay tại nhà. “Xưởng gọi cho sang nhưng thực ra một mình tôi làm, cũng không cần diện tích lớn, miễn sao đủ chỗ để nguyên liệu và thành phẩm”, anh nói thêm.
Một mẫu áo dài anh Sơn thêu. |
Người đàn ông 44 tuổi chia sẻ, muốn bán được hàng, mẫu mã phải luôn đổi mới, nắm bắt được xu hướng thời trang. Anh thường tham khảo trên các tạp chí thời trang trong và ngoài nước, từ đó lên ý tưởng cho các sản phẩm mới.
Bảo Sơn kể, ngay từ nhỏ anh đã thích làm thủ công. Sau này bị bệnh, anh làm cho khuây khỏa và cũng có kinh tế nuôi sống bản thân.
Nay, cuộc sống của anh Sơn đã ổn định, thu nhập khá. “Tôi kém may mắn nhưng tôi nghĩ, ít ra mình tự nuôi sống bản thân đã là việc làm có ích với đời. Đây không đơn giản là kiếm tiền mà còn là môn nghệ thuật”, anh Sơn tâm sự.
Chàng trai nhận nuôi 3 trẻ mồ côi mẹ: 'Cho đời một chút bình yên'
Hai mươi tuổi, vũ công Phi Hải nhận nuôi 3 đứa trẻ mồ côi. Từ chàng thanh niên vô lo, vô nghĩ, anh trở thành trụ cột gia đình.