TheộiTráiĐấtphẳngsẽđếnNamCựcđểkiểmchứngchoniềmtincủamìsoi kèo albaniaoLive Science, ban tổ chức hội nghị thường niên quy tụ những người tin vào thuyết Trái Đất phẳng đang lên kế hoạch cho hành trình đến rìa của hành tinh. Họ muốn tìm kiếm bức tường băng giữ lại các đại dương không cho chúng tràn ra ngoài. Hội nghị Quốc tế Trái Đất phẳng (FEIC) vừa công bố thông tin về cuộc hành trình sẽ diễn ra vào năm 2020 trên trang web của mình. Mục đích nhằm kiểm tra Trái Đất có thực là một đĩa phẳng được bao quanh ở rìa bởi một bức tường băng cao chót vót. Thông tin chi tiết về "cuộc phiêu lưu lớn nhất, táo bạo nhất" theo cách gọi của FEIC, bao gồm cả ngày tháng tiến hành đang được lên kế hoạch chi tiết.
Hội những người tin Trái Đất phẳng cho rằng những hình ảnh đường chân trời cong là giả, và những bức ảnh về Trái Đất hình cầu từ không gian là một phần của thuyết âm mưu to lớn được NASA và các cơ quan không gian khác thực hiện để che giấu sự bằng phẳng của hành tinh xanh. Những thông tin này xuất hiện trên trang web của Hiệp hội Trái Đất phẳng (FES), được cho là tổ chức Trái Đất phẳng chính thức và lâu đời nhất thế giới, có từ đầu những năm 1800. NASA không phải là đơn vị duy nhất cho rằng “Trái Đất có hình cầu”. Người Hy Lạp cổ đại đã khám phá ra điều này hơn 2.000 năm trước. Ngoài ra, trọng lực cũng chỉ có thể tồn tại trong một thế giới có hình cầu. Trong các hình ảnh được chia sẻ trên trang web của FES, hành tinh của con người xuất hiện dưới dạng một chiếc đĩa giống như bánh kếp với Bắc Cực ở trung tâm, và được bao quanh ở mọi phía bởi một bức tường băng giữ các đại dương lại. Bức tường băng này được một số người tin Trái Đất phẳng nghĩ là Nam cực - điểm đến của hành trình mà FEIC hứa hẹn.
"Các biểu đồ hàng hải và hệ thống điều hướng tàu bè quanh đại dương trên Trái Đất đều dựa trên nguyên tắc Trái Đất tròn", Henk Keijer, cựu thuyền trưởng tàu du lịch với 23 năm kinh nghiệm chia sẻ với The Guardian. GPS dựa vào mạng lưới hàng chục vệ tinh quay quanh Trái Đất, tín hiệu từ các vệ tinh truyền xuống máy thu bên trong thiết bị GPS, và ít nhất ba vệ tinh được yêu cầu để xác định vị trí chính xác do độ cong của Trái Đất. "Nếu Trái Đất phẳng, chỉ cần ba vệ tinh sẽ đủ để cung cấp thông tin này cho mọi người trên Trái Đất", Keijer nói "Nhưng ba là không đủ, bởi vì Trái Đất tròn". Việc hành trình FEIC có dựa vào GPS hay không hay tự triển khai một hệ thống điều hướng hoàn toàn mới trên Trái Đất để đi đến Nam cực vẫn còn là bí mật mà tổ chức này chưa thể công bố. |