Phong cách cổ trang đang mang lại lượt truy cập và nguồn thu nhập tốt cho các vlogger. |
Qingyuan là một vlogger đang "ăn khách". Cô cũng là một trong số các vlogger chủ động đưa người xem tới một thời đại khác. Thay vì quần jean,ẻkiếmbộntiềnmùadịchnhờphongcáchcổsoi kèo bd hôm nay áo phông, cô mặc những trang phục truyền thống của Trung Quốc như xường xám hay Hán phục để quay video.
Lấy bí danh Qingyuan - tên một loài chim màu xanh lá trong thần thoại Trung Quốc, cô là một trong những vlogger đang nổi lên nhờ các video theo phong cách cổ trang, hay còn được gọi là “guofeng”.
Guofeng đang là xu hướng mới nhất của giới vlogger - những người đang cạnh tranh về lượt truy cập thông qua các nội dung như thời trang, khiêu vũ, âm nhạc, trang điểm, cũng như văn hóa truyện tranh, hoạt hình, trò chơi (hay còn gọi tắt là ACG).
“Guofeng vốn được coi là một sở thích kén người, nhưng bây giờ nó lại đang trở thành xu hướng” - Qingyuan chia sẻ.
Theo nền tảng Bilibili, mặc dù người hâm mộ ACG ở Trung Quốc chiếm phần lớn trong số 200 triệu người dùng, nhưng người hâm mộ xu hướng guofeng đang dần bắt kịp. Năm 2019, ước tính có khoảng 83 triệu người đam mê guofeng trên nền tảng video này - chiếm hơn 80% số người dưới 24 tuổi.
Chen Rui, chủ tịch của Bilibili cho biết ông bắt đầu nhận thấy sự phổ biến ngày càng tăng của các video làm nội dung về guofeng từ đầu năm 2017. Các nội dung này cũng hoạt động tốt hơn hẳn các nội dung khác.
“Ít nhất trên Bilibili, tôi có thể nhìn thấy thế hệ trẻ Trung Quốc đang yêu thích văn hóa truyền thống hơn”.
Khi xu hướng này phổ biến hơn, ý nghĩa của chủ nghĩa dân tộc cũng phát triển. Thuật ngữ “guochao” cũng không còn bị giới hạn ý nghĩa ám chỉ các thương hiệu quần áo lỗi thời nữa, giờ nó còn mang nghĩa là chủ nghĩa dân tộc và xuất khẩu văn hóa sang phương Tây dưới dạng các sản phẩm kỹ thuật số, mỹ phẩm, phim ảnh, game, thậm chí là đồ ăn.
Qingyuan là một trong số các vlogger đang "ăn khách" nhờ các nội dung cổ trang |
Trong 4 năm qua, Qingyuan đều đặn thu hút hơn 600.000 người theo dõi kênh của cô. Hầu hết trong số đó đến với cô vì các video “guofeng”.
“Làm các video nội dung về ‘guofeng’ rất khó. Để chuẩn bị, bạn phải làm nhiều việc khác ngoài việc chăm chỉ luyện tập các điệu nhảy. Bạn cũng cần nghiên cứu các loại trang phục truyền thống khác nhau và cách con người ở thời đại đó nói chuyện và cư xử”.
Một trong những nội dung được xem nhiều nhất của cô là video hồi tháng 4 dựa trên tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc - Tây Du Ký. Video do một thương hiệu mỳ trong nước tài trợ, nhận được hơn 2 triệu lượt xem và hàng ngàn bình luận.
Các video không chỉ là trò chơi vui vẻ của vlogger, nó còn là nguồn thu nhập được tạo ra thông qua tài trợ của các nhãn hàng. Đôi khi, Qingyuan không sản xuất video mà cô còn tương tác với người hâm mộ của mình thông qua kênh phát trực tiếp.
Cách đây ít hôm, Qingyuan đã tổ chức một buổi phát trực tiếp bữa tiệc “guofeng” ở Thượng Hải. Sự kiện kéo dài 2 tuần này nằm trong chuỗi sự kiện lễ hội mua sắm của thành phố, nhằm mục đích thúc đẩy tiêu dùng và củng cố nền kinh tế đang bị suy giảm vì đại dịch.
Dưới tán hoa đào nhân tạo, Qingyuan mặc một chiếc váy dài truyền thống có đường thêu màu đỏ dọc theo cổ áo. Cô nhiệt tình đưa người hâm mộ đi một chuyến tham quan qua màn hình. Trong vòng 1 giờ, cô đã mang lại cho người xem một chuyến du hành thời gian trở về quá khứ.
Đăng Dương(Theo The Sixth Tone)
Đây là nơi du khách có thể thỏa mãn ước mơ được bay lượn trên trời như thần tiên trong phim cổ trang.