Trên một diễn đàn về xe tại Việt Nam,bd ltd phap một thành viên vừa đăng tải bảng giá bảo dưỡng xe Mercedes-Benz GLC 300 khiến nhiều người ngỡ ngàng. Theo thành viên này, chiếc GLC 300 chỉ mới mua được khoảng 1 năm và chạm mốc 50.000 km. Tuy nhiên, bảng báo giá bảo dưỡng lên đến hơn 80 triệu (đã bao gồm VAT).
Trong bảng báo giá, những món đắt nhất là lọc nhiên liệu có giá 17,7 triệu, các-te hộp số giá hơn 7,5 triệu, má phanh trước có giá hơn 7,1 triệu và má phanh sau hơn 5 triệu.
Chiếc Mercedes-Benz GLC 300 chỉ hơn 1 năm tuổi và chạm mốc 50.000 km có phí bảo dưỡng lên đến hơn 80 triệu. Ảnh: Nguyễn Hoài An. |
Theo đa số thành viên, một chiếc Mercedes-Benz chỉ hơn 1 năm tuổi và vận hành 50.000 km thì chưa đến mức phải ''bảo dưỡng lớn'' như vậy. Ngay cả khi đến kỳ bảo dưỡng lớn thì hãng sẽ báo đầy đủ các hạng mục yêu cầu thay thế.
Nhưng trên thực tế, tùy vào tình trạng phụ tùng hiện tại mà chủ xe có thể quyết định thay hoặc không thay. Ví dụ bố thắng chưa mòn đến mức cần thay (sẽ có đèn báo), lọc gió vẫn còn sạch thì chỉ cần vệ sinh chứ không cần thay mới.
Cũng có một số thành viên cho rằng Mercedes-Benz là thương hiệu hạng sang nên dịch vụ cũng phải tương xứng và ''tiền nào của ấy''.
Có ý kiến cho rằng hãng xe sang thì dịch vụ tương xứng là đúng, nhưng phải chuyên nghiệp. Hãng phải kiểm tra xem tình trạng phụ tùng như thế nào, cần thiết thì mới thay, món nào cũng thay thì chẳng khác gì ''làm tiền'' khách hàng.
Riêng tiền công tháo/lắp 11 món phụ tùng đã lên đến hơn 7 triệu đồng. Ảnh: Toàn Thiện. |
Tiền phụ tùng chưa phải là điều duy nhất làm mọi người ngỡ ngàng. ''Bảng báo giá có 27 mục mà tiền công hết 11 mục, trong khi một số bộ phận sử dụng chung một quy trình tháo/lắp''; ''Sao tiền công nhiều thế, tận 11 công mà vẫn là 1 lưu trình thay đồ chứ có sửa chữa gì đâu, tháo đồ ra, lắp đồ mới vào mà lấy công tận 7,5 triệu đồng'' - nhiều thành viên diễn đàn bình luận.
Một số ý kiến khuyên thành viên này nên mang xe ra garage dịch vụ bên ngoài để bảo dưỡng, chi phí chỉ bằng 1/3 so với dịch vụ chính hãng.
(Theo Zing)
Những phụ kiện ô tô rất nguy hiểm, người Việt lại "sính" dùng
Thế giới phụ kiện ô tô tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nhưng trong đó, có những món đồ lắp vào càng thêm nguy hiểm cho lái xe thì lại được tiêu thụ mạnh.