Năm 2014 nên là năm khởi động tiến trình thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế (*)_nha cai 88
作者:Cúp C2 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 01:54:08 评论数:
Tôi nhất trí cao với báo cáo Chính phủ nhận định về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua. Bên cạnh những thành tựu lớn về kinh tế - xã hội mà báo cáo đã chỉ ra,ămnênlànămkhởiđộngtiếntrìnhthoátkhỏisựlệthuộckinhtếnha cai 88 theo tôi một trong những thành tựu quan trọng là những chuyển biến tích cực trong hoạt động của một số bộ, ngành dẫn đến những kết quả đáng khích lệ. Sự ổn định của thị trường tiền tệ, nhất là thị trường vàng là một kỳ tích đã góp phần quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô; nợ xấu bất động sản giảm dần cùng với quá trình tăng nhanh quỹ nhà ở cho người lao động và hoàn thiện pháp luật về bất động sản, thị trường bất động sản là một tiến trình tích cực; trật tự và an toàn giao thông được ráo riết chấn chỉnh, gắn với tăng cường chất lượng hạ tầng giao thông và thực thi nghiêm pháp luật giao thông đã tạo được niềm tin trong nhân dân; những chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu kinh tế ở một số tập đoàn, tổng công ty và nhiều địa phương góp phần làm sống động nền kinh tế; các thành tựu về đối ngoại góp phần nâng cao uy tín và vị thế đất nước...
Để có được những thành tựu đó có nhiều nguyên nhân, trong đó người đứng đầu các bộ, ngành chức năng đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, quản lý và điều hành, thể hiện ở 4 đặc điểm: Thứ nhất, đó là sự phản ứng nhanh nhạy với tình hình. Đã có nhiều những phản ứng nhanh nhạy như vậy để điều chỉnh tích cực tình hình mà nhân dân đã rất hài lòng và nhiệt thành biểu dương. Thứ hai, đó là tinh thần trách nhiệm cao với dân thể hiện ở chỗ luôn nhận trách nhiệm về mình, không đổ thừa cho ngành khác, người khác, thậm chí đổ cho dân, từ đó mà từng bước đưa hoạt động của bộ, ngành mình ngày càng tốt hơn. Thứ ba, là bao quát hết tình hình và hoạt động để chẳng những kiểm tra, kiểm soát toàn diện mà còn đề ra những hoạt động mới phù hợp và đáp ứng yêu cầu mới của thực tế. Thứ tư, là mỗi khi có những phản ứng thuận hay trái chiều từ xã hội thì các bộ ngành, nhất là người đứng đầu vẫn khiêm tốn lắng nghe, ghi nhận, chọn lọc tiếp thu, chỉnh sửa chứ không quay quắt phản ứng…
Gấp rút xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ để giảm dần sự lệ thuộc kinh tế vào các nước lớn. Trong ảnh: Dệt, một lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của ngành công nghiệp may mặc đang phát triển mạnh tại KCN Bàu Bàng. Ảnh: TRỊNH BÌNH.edu.
Rất tiếc là những thành tựu và biểu hiện tích cực như trên chưa lan tỏa khắp các ngành, lĩnh vực. Vẫn còn đó ê hề các vấn đề nhức nhối tồn đọng kéo dài như an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, ô nhiễm môi trường, hàng lậu, hàng giả tràn ngập; đó còn là sự bất hợp lý của các loại giá thuốc, giá sữa, giá nông sản, vật tư; là tình trạng trồng cây gì, nuôi con gì cũng thua lỗ và tình trạng thương lái nước ngoài vẫn ngang nhiên ra vào, thu gom những mặt hàng kỳ lạ... Báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri cho thấy xã hội chưa hài lòng, thậm chí còn nhiều bức xúc khi việc xử lý các vấn nạn và tồn tại trên chưa có nhiều tiến bộ đáng kể. Các tồn tại hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, trong đó chắc chắn có phần nguyên nhân từ sự lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo của “tư lệnh” các bộ ngành liên quan. Chúng ta hy vọng và tin tưởng rằng, sắp tới sẽ có nhiều thành tựu và điểm sáng tích cực hơn nữa, lan tỏa khắp các ngành, lĩnh vực, đưa tình hình kinh tế - xã hội đất nước phát triển sáng sủa và toàn diện hơn.
Trong lịch sử Việt Nam, biên niên sử về tranh chấp biên giới, lãnh thổ do xâm phạm từ nước láng giềng phương Bắc luôn dày đặc các sự kiện và biến cố lịch sử. Không phải đến nay mới có sự kiện giàn khoan ở biển Đông. Hơn một ngàn năm qua, tranh chấp, xung đột do láng giềng xâm phạm đã luôn diễn ra và trong một trăm năm tới, thậm chí một ngàn năm tới cũng không chắc gì sẽ hết tranh chấp, xung đột. Do vậy nên tổ tiên chúng ta trong yên bình vẫn chuẩn bị khi động loạn và khi bị buộc phải tranh chấp, xung đột vẫn luôn mưu cầu hòa bình, hữu nghị. Nhưng, minh triết Việt Nam luôn nhận thức rõ, đâu là hữu nghị trong sáng, chân thật, còn đâu chỉ là hữu nghị giả vờ, gian trá, nói một đàng làm một nẻo, miệng leo lẻo hữu hảo nhưng bụng dạ đen tối. Ngày nay, vừa qua ta gọi đó là loại hữu nghị viễn vông, lệ thuộc. Lịch sử lại cho thấy rằng khi nào Việt Nam ta suy yếu do tầng lớp lãnh đạo chia rẽ, nhân dân chán ghét, mất lòng tin, kinh tế đất nước yếu kém, thì lúc đó cái gọi là hữu nghị với láng giềng phương Bắc, nếu có chỉ là hữu nghị viễn vông, lệ thuộc. Do vậy, để tồn tại người Việt Nam có bài học lớn là đoàn kết toàn dân và xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, tự chủ. Lịch sử Việt Nam ta trải qua các đời, kinh tế đất nước có lúc mạnh yếu khác nhau nhưng chưa bao giờ lệ thuộc láng giềng phương Bắc về kinh tế. Bởi vì tổ tiên ta hiểu rằng, khi buộc phải thường xuyên đương đầu với tranh chấp, xung đột lãnh thổ thì sự lệ thuộc người ta về kinh tế là điểm yếu chí tử của đất nước. Đây là bài học lớn có tính nguyên tắc, nhưng hình như hiện nay chúng ta chưa thuộc lòng bài học đó. Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế đương nhiên phụ thuộc vào nhau để hướng tới và cùng chia sẻ các chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng lệ thuộc kinh tế thì cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, các số liệu chính thức lại cho thấy kinh tế nước ta đang lệ thuộc nặng nề vào nước láng giềng phương Bắc, cả về nguyên liệu và vật tư phụ trợ cho sản xuất công nghiệp, cũng như về thị trường tiêu thụ nông sản. Lệ thuộc về kinh tế như vậy thì khó tránh khỏi các lệ thuộc khác và hoàn toàn bất lợi trong mọi tranh chấp, xung đột chủ quyền ở hiện tại và tương lai gần, xa.
Tôi đề nghị ta nên có kế sách để thoát khỏi sự lệ thuộc nguy hiểm về kinh tế. Đây hẳn là công việc lâu dài, nhiều khó khăn nhưng nó cần được khởi động ngay trong năm 2014 này. Trong phương hướng tái cơ cấu nền kinh tế đang tiến hành cần có các biện pháp thích hợp để thoát dần sự lệ thuộc. Láng giềng của ta đã vội vã rút chuyên gia và công nhân, bỏ lại nhiều công trường, xí nghiệp ngổn ngang. Họ cũng đã tuyên bố dừng các chương trình trao đổi giữa hai nước… và chưa biết rằng sắp tới sẽ còn gì nữa nếu sự kiện giàn khoan chưa yên. Chúng ta phải nhanh chóng khắc phục có kết quả những hệ lụy đó. Biết đâu, trong họa có phúc, chúng ta thay họ làm thật cố gắng, kết quả có thể sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nỗ lực thoát khỏi lệ thuộc về kinh tế không có nghĩa là bỏ qua các quan hệ hợp tác kinh tế thật sự có lợi cho cả hai bên mà ngược lại còn phải tăng cường hợp tác làm ăn trên những lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Nhưng trong hợp tác làm ăn đó ta phải điều chỉnh lại tư thế, chủ động, bình đẳng, chặt chẽ, có luật pháp và nhất là phải đoàn kết hơn. Có như thế mới mong thoát dần khỏi sự lệ thuộc. Công việc quan trọng nhất là phải gấp rút xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, một lĩnh vực mà suốt mấy mươi năm qua, không hiểu vì sao ta đã bỏ qua. Mặt khác, trong phương hướng tái cơ cấu nông nghiệp, cần nhanh chóng tính đến lộ trình điều chỉnh thị trường tiêu thụ nông sản, vừa giúp người nông dân đỡ thua lỗ cơ cực, vừa thoát dần khỏi sự lệ thuộc về thị trường. Tôi tin rằng mọi người Việt Nam, nhất là giới doanh nhân và các chuyên gia kinh tế của nước ta sẽ nhiệt tình tham gia và đưa tiến trình thoát dần khỏi sự lệ thuộc kinh tế này sớm thành công.
Thưa Quốc hội, thưa Chính phủ, thưa đồng bào cử tri, tôi xin nhắc lại đề nghị: Năm 2014 này nên là năm khởi động tiến trình thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế.
(*) Tựa bài do Tòa soạn đặt