Nhìn chung chiếc iPhone 7 chịu đựng những vết cào xước với mức lực trung bình. Những vết xước này đều là những vết xước giả định môi trường hoạt động bình thường của sản phẩm,ềnđếnmứcnàgiải hạng nhất tây ban nha ví dụ như chìa khóa, lưỡi dao và cả những vết cào dùng lực mạnh. Ở mặt trước, màn hình iPhone 7 bị xước với lực cào tương đương mức số 6 theo thang thử nghiệm của Jerry, tức là ngang ngửa với hầu hết các smartphone sử dụng kính Gorilla Glass. Điều thú vị là JerryRigEverything khẳng định camera iSight ở mặt sau không được bảo vệ bằng sapphire. Như xem trên video, phần kính phủ lên camera iPhone không bị xước khi cào bằng dao cạo thông thường nhưng lại để lại vết xước sâu khi bị cào bằng tua vít đầu nhọn với lực ở mức thứ 6. Điều này khiến loại vật liệu này bị xếp dưới thạch anh trên thang đo độ bền vật liệu của Mohs và dưới corundum (một biến thể của sapphire) tới 3 bậc. Trong khi đó, cac thông số kỹ thuật trên trang chính thức của Apple đều khẳng định iPhone 7 và iPhone 7 Plus sử dụng một lớp sapphire để phủ lên các ống kính. Nhưng có lẽ phần bị đặt câu hỏi nhiều nhất trong khẳng định của JerryRigEverything chính là TouchID của nút home. Theo tài khoản này, phần phủ lên nút home làm bằng kính chứ không phải là sapphire, nó quá dễ bị cào xước với độ mạnh ở mức 6. Apple từ lâu đã sử dụng sapphire trên các nút home có kèm theo tính năng TouchID. Bởi chỉ có vật liệu như sapphire mới thích hợp để sản xuất thành phần này. Nút home không chỉ có chức năng điều hướng trong giao diện mà nó còn phải bảo vệ được bộ phận quan trọng này giúp việc nhận diện vân tay không bị ảnh hưởng. Nếu chỉ vì một vài vết xước mà việc đọc vân tay bị sai lệch sẽ là một khiếm khuyết lớn đối với sản phẩm.