Lý thuyết Big Bang (Vụ nổ lớn) tạo nền tảng trong sự hiểu biết của con người về nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ. Tuy nhiên,ãiđằngsauThuyếtBigBangĐâulànguồngốcvũtrụnhận định kèo góc giống như bất kỳ lý thuyết khoa học nào, thuyết này không tránh khỏi sự tranh cãi.
Trong nhiều thiên niên kỷ, con người đã tìm đến tôn giáo và thần thoại để trả lời cho sự hình thành của vũ trụ. Nhưng đến nay, hầu hết mọi người đều dựa vào khoa học để mô tả lịch sử tiến hóa của xã hội, của loài người, của thế giới và của toàn bộ vũ trụ.
Nhà khoa học nổi tiếng Eric Lerner đã gây chấn động với bài báo trên tờ Asia Times vào tháng 9/2023 với tiêu đề “Nói lời tạm biệt với Thuyết Big Bang”, lập luận rằng lý thuyết Vụ nổ lớn bị mâu thuẫn bởi vô số bằng chứng thiên văn học được tích lũy qua nhiều thập kỷ.
Vào ngày 3/9/2023, tờ New York Times cũng xuất bản một bài luận của các nhà vật lý Adam Frank và Marcelo Gleiser có tựa đề “Câu chuyện về vũ trụ của chúng ta có thể bắt đầu sáng tỏ”.
Các tác giả cho rằng những quan sát gần đây của Kính viễn vọng Không gian thế hệ mới nhất James Web (JWST), cùng với những bằng chứng thiên văn khác, mâu thuẫn với cái gọi là “mô hình chuẩn” của vũ trụ học- mô hình Big Bang.
Các tác giả kêu gọi các nhà khoa học “suy nghĩ lại những đặc điểm chính về nguồn gốc và sự phát triển của vũ trụ” và nhận định một “cuộc cách mạng về khái niệm” có thể là cần thiết.
Thuyết Big Bang bị lung lay dưới làn sóng dữ liệu mới từ JWST và các thiết bị tiên tiến khác. Câu hỏi đặt ra là nếu Big Bang không bao giờ xảy ra, chuyện gì đã xảy ra? Liệu có một lịch sử thay thế nào về tiến hóa vũ trụ đã thực sự được xác minh bằng các quan sát không?
Trên thực tế, một lịch sử tiến hóa vũ trụ khác, xác thực một cách khoa học đã được phát triển trong nửa thế kỷ qua, bắt đầu từ công trình của nhà vật lý đoạt giải Nobel Hannes Alfvén và các cộng sự gọi là “vũ trụ học plasma”.
Đây là một phương pháp mô tả định lượng - và dự đoán trước khi quan sát - những hiện tượng chính mà chúng ta thấy trong vũ trụ. Đồng thời sử dụng quá trình vật lý các nhà khoa học quan sát và nghiên cứu trên Trái đất và trong hệ Mặt trời.
Nói cách khác, nếu muốn tìm hiểu về vũ trụ thực sự, phải sử dụng các quan sát để theo dõi sự tiến hóa thực tế của vũ trụ, theo từng bước ngược thời gian và hướng ra ngoài không gian.
Khi các kính thiên văn trên mặt đất và trên không gian ngày càng nhìn xa và sâu hơn vào không gian, các nhà khoa học đã phát hiện những tập hợp thiên hà ngày càng lớn hơn so với tính toán trước đây.
Những vật thể này rơi vào khoảng 7.000 - 8.000 tỷ năm tuổi hoặc lớn hơn khoảng 500 lần so với tuổi giả thuyết trước đây. Sự tồn tại của những vật thể khổng lồ này là một trong những mâu thuẫn chính với những dự đoán của giả thuyết Big Bang.
Các nhà khoa học vẫn không ngừng quan sát. Những phát hiện mới này có thể mở cánh cửa cho sự cáo chung cho Thuyết Big Bang trong tương lai.
Thuyết Big Bang (Vụ nổ lớn) là mô hình vũ trụ học phổ biến giải thích nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ. Thuyết nhận định vũ trụ khởi đầu với một vụ lớn khoảng 13,8 tỷ năm về trước và vài giây sau vụ nổ này, nhiệt độ giảm xuống tới một điểm mà những phản ứng đã xảy ra bắt đầu làm hạt nhân của những thành phần nhẹ hơn, mà từ đó đến rất lâu về sau này tất cả vật chất trong vũ trụ đi đến hình thành.
Lý thuyết này được hỗ trợ bởi bằng chứng quan sát, chẳng hạn như bức xạ nền vi sóng vũ trụ và sự phong phú của các nguyên tố nhẹ. Mặc dù được chấp nhận rộng rãi, Thuyết Big Bang phải đối mặt với không ít tranh cãi và nghi ngờ liệu một vụ nổ có thực sự xảy ra.